Xuất hiện loại cá robot có khả năng ăn vi nhựa trong nước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Mới đây, các nhà khoa học thuộc đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã phát triển thành công một chú cá robot nhỏ có chiều dài 1,3 cm, có khả năng ăn các hạt vi nhựa dưới nước.

Ghi nhận đầu tiên về vi nhựa đã xuất hiện từ những năm 1970 ở Bắc Mỹ. Những hạt vi nhựa có kích thước rất nhỏ, phát sinh từ quá trình phân mảnh rác nhựa, bức xạ UV, quần áo phân hủy… và chúng len lỏi ở hầu hết các môi trường đất và nước, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

ca-an-vi-nhua

Để hạn chế hạt vi nhựa, các nhà khoa học thuộc ĐH Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã phát triển thành công một loại cá robot có khả năng hấp thụ vi nhựa nhỏ hơn 5 mm dưới nước.

Cá robot được làm bằng vật liệu xà cừ, có thể được tìm thấy bên trong những con trai. Các nhà khoa học đã báo cáo phát hiện của họ trong một nghiên cứu mới trên Nano Letters, một ấn phẩm thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ.

Cá robot có thể hấp thụ vi nhựa trong nước. Ảnh: Reuters

Cá robot có thể hấp thụ vi nhựa trong nước. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học nói rằng loài cá này có thể hoạt động tốt ở những nơi khó tiếp cận như đường sông, đường thủy đông đúc… Đặc biệt, cá có thể “tự chữa lành” nếu gặp hư hỏng.

Yuyan Wang, tác giả chính của nghiên cứu tin rằng những con cá nhỏ này là ví dụ đầu tiên về những loại robot “mềm mại”. Tuy nhiên cô nói rằng cần phải làm nhiều việc hơn để xem cá sẽ đối phó như thế nào trong các tình huống thực tế.

Đọc thêm