Tin công nghệ ngày 24-8: AI giúp bệnh nhân đột quỵ nói được lần đầu tiên sau 18 năm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Tin công nghệ ngày 24-8 sẽ có nội dung Samsung hé lộ AI mới với tên gọi Simply Chat hoặc FabriX, MediaTek bắt tay với Meta để giúp smartphone thông minh hơn, AI giúp bệnh nhân đột quỵ nói được lần đầu tiên sau 18 năm.

1. AI giúp bệnh nhân đột quỵ nói được lần đầu tiên sau 18 năm

Một người phụ nữ 47 tuổi tên Ann đã tìm lại được giọng nói của mình nhờ nỗ lực cấy ghép não AI.

Ảnh minh họa: AYDINOZON/Adobe
Ảnh minh họa: AYDINOZON/Adobe

Các nhà nghiên cứu đã gắn 253 điện cực vào một vùng quan trọng (liên quan đến khả năng nói) trên não của Ann. Sau đó, các tín hiệu và âm thanh thu thập được sẽ được sử dụng để điều khiển một avatar kỹ thuật số có giọng nói cá nhân hóa giống giọng của Ann trước khi cô bị thương.

Công nghệ này không hoàn hảo nhưng nó đã cho thấy một số thành công, chỉ thất bại trong việc giải mã sai 28% số từ trong một cuộc thử nghiệm liên quan đến hơn 500 cụm từ.

Bộ cấy ghép não AI cũng có thể dịch tín hiệu não thành văn bản với tốc độ khoảng 78 từ mỗi phút. Tốc độ này chậm hơn một chút so với tốc độ 110-150 từ thông thường mỗi phút được nói trong một cuộc trò chuyện tự nhiên.

Bất chấp những thiếu sót, các nhà nghiên cứu tin rằng những tiến bộ mới nhất về tốc độ, độ chính xác và độ phức tạp sẽ chỉ giúp công nghệ này được cải thiện trong tương lai, cho phép nhiều người như Ann có cơ hội nói lại.

2. Samsung hé lộ AI mới với tên gọi Simply Chat hoặc FabriX

Đầu năm 2023, một số dữ liệu quan trọng của Samsung đã bị rò rỉ do nhân viên sử dụng ChatGPT không đúng cách. Không lâu sau, công ty hứa hẹn sẽ phát triển một công cụ AI riêng, và tích hợp lên trình duyệt Samsung Internet.

Một báo cáo gần đây của Korea Daily tiết lộ Samsung sẽ giới thiệu sơ qua về công cụ AI mới vào tháng tới.

Theo truyền thông địa phương, công ty có kế hoạch ra mắt công cụ AI mới với tên gọi Simply Chat hoặc FabriX tại sự kiện Real Summit 2023, dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng 9.

Samsung dự kiến giới thiệu công cụ AI mới vào cuối năm 2023. Ảnh: TIỂU MINH

Samsung dự kiến giới thiệu công cụ AI mới vào cuối năm 2023. Ảnh: TIỂU MINH

Công cụ này được Samsung thiết kế dành riêng cho nhân viên, giúp tăng năng suất thông qua việc hỗ trợ mã hóa, email, tóm tắt tài liệu…

3. MediaTek sử dụng AI của Meta để giúp smartphone thông minh hơn

Hiện tại đa số các mô hình AI tiên tiến đều phụ thuộc vào kết nối đám mây, chỉ có vài mô hình AI nhẹ hơn thì hoạt động trực tiếp trên thiết bị, đơn cử như tính năng Magic Eraser trên Google Photos.

Theo Android Police, MediaTek vừa công bố kế hoạch sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn Llama 2 (LLM) của Meta để làm cho smartphone nhanh hơn.

Khi phối hợp với nhau, công nghệ này sẽ nâng cao khả năng tính toán trên thiết bị, nhờ đó, điện thoại và các thiết bị thông minh khác có thể thực hiện các tác vụ AI mà không cần kết nối với cơ sở hạ tầng đám mây. Điều đó mang lại hiệu suất mượt mà hơn, quyền riêng tư tốt hơn và bảo mật hơn.

mediatek sử dụng ai của meta giúp smartphone thông minh hơn

Ở cấp độ ngành, MediaTek hy vọng sự thay đổi này sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng AI cho smartphone, thiết bị gia dụng được kết nối và IoT.

Các thiết bị 5G ngày nay đã được trang bị sẵn các APU, được tối ưu hóa cho các ứng dụng AI như giảm nhiễu, làm sắc nét hình ảnh và MEMC.

Công ty hy vọng điện thoại Android sẽ bắt đầu xuất xưởng với SoC mới, được tối ưu hóa cho các ứng dụng AI dựa trên Llama 2 vào cuối năm 2023.

4. Mức lương đến 50 triệu đồng nhưng vẫn thiếu nhân lực CNTT

Việt Nam đang trở thành thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh về hạ tầng và dịch vụ ứng dụng công nghệ. Theo số liệu thống kê của DxReports, tỷ lệ nhân nhân lực ngành CNTT Việt Nam ước tính đạt khoảng 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động hiện nay. Đồng thời, báo cáo nguồn nhân lực của TopDev cũng cho biết nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tại Việt Nam đang tăng cao liên tục.

Dự báo từ năm 2022-2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000-195.000 lập trình viên/ kỹ sư hằng năm. Dù có mức lương hấp dẫn dao động trong khoảng 13,8-25 triệu và 30-50 triệu đồng tùy theo số năm kinh nghiệm nhưng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của công nghệ, và yêu cầu đầu vào từ các doanh nghiệp.

thiếu hụt nguồn nhân lực cntt

Mới đây, trường công nghệ ATCollabo (giảng viên, kỹ sư đến từ Hàn Quốc và các chuyên gia Việt Nam) đã mở các khóa đào tạo các ngành như Lập trình Game, Lập trình Web full stack, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu… Trong đó, chương trình Backend Rookie Hackathon 2023 chú trọng đào tạo thực hành cho người làm Backend, một vị trí mà các doanh nghiệp công nghệ luôn cần đến.

Cuộc thi Rookie Backend Hackathon do ATCollabo tổ chức dành cho mọi đối tượng học sinh - sinh viên, người trẻ có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành những kỹ sư công nghệ với mức thu nhập tốt hơn trong tương lai.

ATCollabo Backend Rookie Hackathon không chỉ là cuộc thi mà còn là nơi thí sinh còn được đào tạo từ đầu các kiến thức liên quan đến Backend và có cơ hội làm việc với các công ty công nghệ quốc tế với mức lương khởi điểm từ 20 triệu đồng.

Đọc thêm