Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Thiết bị số

Thiết bị số

Số lượng các mối đe dọa trực tuyến bắt đầu giảm đáng kể

Thứ tư 05/02/2020 13:53
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Trong ba tháng cuối năm 2019, Việt Nam có gần 13 triệu mối đe dọa trực tuyến và 70 triệu mối đe dọa ngoại tuyến. 

So với quý IV-2018, số lượng các mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam vào quý IV-2019 đã giảm hơn 50%.

Tấn công thông qua trình duyệt là phương thức mà tội phạm mạng thường sử dụng để phát tán mã độc. Trong quý IV-2019, Việt Nam có 12.923.364 sự cố, tương ứng với 25,6% người dùng tại Việt Nam bị tấn công bởi các mối đe dọa từ Internet.

So với cùng kỳ năm 2018, số lượng các mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam đã giảm 52,99%, từ 27.492.332 sự cố.

Dữ liệu từ Kaspersky cũng cho thấy Singapore và Thái Lan là hai quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công trực tuyến thấp nhất Đông Nam Á trong quý IV-2019, tương ứng với 12,3% và 17,9%.

Hãng smartphone nào chịu thiệt hại nặng nề vì virus Corona?
Hãng smartphone nào chịu thiệt hại nặng nề vì virus Corona?
(PLO)- Theo SCMP, các nhà cung cấp smartphone của Trung Quốc như Huawei, OPPO, Vivo và Xiaomi dự kiến sẽ chịu thiệt hại nặng nề trong nửa đầu năm 2020.

tan-cong-mang
Tấn công trực tuyến giảm mạnh so với cùng kỳ. Ảnh: Internet

Tấn công ngoại tuyến là phương thức tấn công được thực hiện khi mã độc lây lan qua USB, CD, DVD và các phương thức khác, Việt Nam có 69.620.970 sự cố vào quý IV-2019.

Theo đó, số lượng các cuộc tấn công ngoại tuyến đã giảm 36,5%, từ 109.652.285 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng theo báo cáo này, 46,8% người dùng Việt Nam bị tấn công ngoại tuyến, tương ứng với vị trí thứ 35 trên thế giới. Trong khi đó, Singapore là quốc gia có số người dùng bị tấn công ngoại tuyến thấp nhất khu vực Đông Nam Á (với 15,7%), tương ứng với thứ 140 trên thế giới.

Làm thế nào để hạn chế bị tấn công?

- Kiểm tra cẩn thận các liên kết trước khi truy cập vào một trang web, đặc biệt là lỗi chính tả hoặc những nội dung bất thường trong liên kết, ngay cả khi đây là trang web được truy cập thường xuyên.

- Chỉ nhập tên người dùng và mật khẩu qua những kết nối an toàn. Tránh đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tài chính thông qua mạng WiFi công cộng. 

- Không nên tin tưởng bất kỳ email nào được gửi từ người lạ cho đến khi xác định được danh tính của họ.

- Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy được trang bị tính năng chống phần mềm độc hại như Kaspersky Internet Security.

Các hãng công nghệ đã làm gì để chống lại virus Corona?
Các hãng công nghệ đã làm gì để chống lại virus Corona?
(PLO)- Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 20.000 ca nhiễm virus Corona, trong đó có 427 ca tử vong và 644 trường hợp được chữa khỏi.
TIỂU MINH
 

Tag

bảo mật, Kaspersky, tấn công trực tuyến

các tin khác

  • Điện thoại Xiaomi bất ngờ bốc cháy ở cửa hàng
  • Xiaomi nói gì về việc chiếc Redmi Note 6 Pro phát nổ?
  • Vsmart Joy 3 gây sốt với mức giá chưa tới 2 triệu đồng
  • Lỗ hổng mới cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu qua Bluetooth
  • Huawei có thể bí mật truy cập mạng lưới di động trên thế giới?
  • Cách làm dung dịch vệ sinh điện thoại để chống COVID-19
  • Mỹ tiếp tục cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại
  • Galaxy Z Flip 36 triệu bị nứt màn hình ngay khi vừa ra mắt
  • Google khuyên Samsung ngừng thay đổi Android để bảo mật hơn

tin liên quan

  • Các hãng công nghệ đã làm gì để chống lại virus Corona?
  • Công nghệ mới giúp hạn chế mất trộm bánh xe hơi
  • Đối tác của Apple, Foxconn tỏ ra lạc quan trước dịch Corona

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.