Thực hư việc mất tiền ngân hàng khi gọi điện thoại?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Dạo gần đây trên mạng xuất hiện tin đồn mất 73 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng khi gọi điện thoại. Thực hư của việc này ra sao?

Thực hư việc mất tiền ngân hàng khi gọi điện thoại?

Cụ thể, bài viết lan truyền trên Facebook có nội dung đại loại như sau: “Mình thấy cuộc gọi nhỡ từ FlashAI, gọi lại thì bên đầu dây bên kia im lặng khoảng 20 giây và tắt máy. Sau đó tài khoản ngân hàng bỗng nhiên trừ 73 triệu đồng…”.

Thực hư thông tin mất tiền ngân hàng khi gọi điện thoại. Ảnh: TIỂU MINH

Thực hư thông tin mất tiền ngân hàng khi gọi điện thoại. Ảnh: TIỂU MINH

Có thể thấy, việc giả mạo brandname (tên thương hiệu) của nhà mạng, ngân hàng… đang ngày một gia tăng, khiến không ít người bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp này là FlashAI, tuy nhiên, không có chuyện nghe điện thoại sẽ bị mất tiền, trừ khi bạn gọi lại thì mới bị trừ tiền điện thoại.

Anh Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena, cho biết: “Đây chỉ là những số điện thoại thông thường, việc nhận cuộc gọi sẽ không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn gọi lại hoặc làm theo hướng dẫn (bấm phím số 1, 2…) thì có thể sẽ bị trừ cước viễn thông”.

Việc mất thông tin cá nhân, danh bạ, thẻ ngân hàng có thể xảy ra đối với các cuộc gọi được thực hiện qua Zalo, Messenger…

Theo đó, kẻ gian có thể gửi kèm một liên kết lừa đảo, khi người dùng nhấp vào có thể bị dính phần mềm độc hại hoặc bị chuyển hướng đến các trang web lừa đảo, đánh cắp thông tin. Chiêu lừa này vốn chẳng phải là mới, tuy nhiên, chúng ngày càng biến tướng tinh vi hơn.

Không gọi lại vào các đầu số lạ và làm theo hướng dẫn của kẻ gian để tránh bị mất tiền. Ảnh: TIỂU MINH

Không gọi lại vào các đầu số lạ và làm theo hướng dẫn của kẻ gian để tránh bị mất tiền. Ảnh: TIỂU MINH

“Đối với tin nhắn spam, bạn nên hạn chế nhấp vào bởi chúng có thể chứa phần mềm độc hại, khiến tài khoản của bạn trở thành công cụ gửi link spam cho người khác, thậm chí là mất tài khoản”, anh Nguyễn Phạm Hoàng Huy, Chủ nhiệm bộ môn Thương mại điện tử Trường CĐ FPT Polytechnic, cho biết.

Dấu hiệu cuộc gọi lừa đảo

- Không gọi mà chỉ nhá máy để dụ bạn gọi lại, sau đó trừ tiền điện thoại

- Sử dụng hệ thống tổng đài tự động

- Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đơn cử như số CMND/CCCD, hộ chiếu…

“Lừa đảo tài chính được ghi nhận là một hình thức lừa đảo phổ biến tại Đông Nam Á, chiếm tỉ lệ hơn 40% ở hầu hết các quốc gia trong khu vực này. Philippines là quốc gia có tỉ lệ tấn công tài chính cao nhất với 64,03%, tiếp theo là Thái Lan với 56,35%.

Trong khi đó, với 26,36%, Việt Nam có tỉ lệ bị tấn công tài chính thấp nhất so với các nước trong khu vực và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của Đông Nam Á (43,06%)”, ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết.

Tỉ lệ ấn tượng này là nhờ nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về an ninh tài chính và dữ liệu trong bối cảnh gia tăng của ngân hàng di động và ví điện tử trong khu vực.

Nhìn chung, khi nhận được các cuộc gọi từ đầu số lạ, bạn có thể nghe bình thường hoặc từ chối, nhưng không nên gọi lại và làm theo các bước hướng dẫn để tránh bị mất tiền oan uổng.

Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ biết cách nhận diện các tin đồn nhảm, tránh lan truyền chúng trên mạng xã hội và gây hoang mang cho người khác, đặc biệt là khi luật An ninh mạng đã có hiệu lực.

Đọc thêm