Thị phần smartphone của 2 hãng này vẫn tăng trưởng bất chấp dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Canalys, các lô hàng smartphone toàn cầu đã giảm 11% trong quý trước, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, đây là lần đầu tiên các lô hàng smartphone toàn cầu chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị phần của các hãng sản xuất Trung Quốc, ngoại trừ Apple và Samsung.

Nicole Peng, phó chủ tịch phụ trách mảng di động của Canalys cho biết: “Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine và việc Trung Quốc đóng cửa hàng loạt TP đã khiến nhu cầu mua sắm của người dùng bị chậm lại”.

Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc gồm Xiaomi (13%), OPPO (10%), vivo (8%) lần lượt xếp vị thứ ba, thứ tư và thứ năm trong bảng xếp hạng. Samsung với 24% thị phần dẫn đầu thị trường, theo sau là Apple với 18% thị phần.

dien-thoai-xiaomi-11t

Xiaomi là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới trong quý đầu tiên năm nay. Ảnh: Shutterstock

Bảng xếp hạng lô hàng smartphone toàn cầu mới nhất phản ánh những thách thức gay gắt mà các nhà cung cấp thiết bị Android lớn ở Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới phải đối mặt.

Ngoài sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc phải đối phó với vấn đề lạm phát do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Bên cạnh đó, các hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc còn phải đối đầu với một đối thủ khó nhằn tại thị trường quê nhà là Apple.

Theo Counterpoint Research, vào tháng 2, doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc “lần đầu tiên vượt qua doanh số tại Mỹ kể từ tháng 4 năm 2020”, đồng thời giành được thị phần từ Huawei tại thị trường nội địa.

Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và trước đây là nhà cung cấp smartphone lớn nhất của Trung Quốc, đã gặp khó khăn trong và ngoài nước do các hạn chế thương mại bị thắt chặt vào năm 2020, bao gồm quyền truy cập vào các chip được phát triển hoặc sản xuất bằng công nghệ của Mỹ.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc có thể đối mặt với sự gián đoạn kéo dài do các biện pháp kiểm soát chặt chẽ COVID-19 của chính phủ.

Các nhà chức trách chính quyền địa phương ở Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, gần đây đã quyết định đặt một số khu vực trong Khu kinh tế sân bay Trịnh Châu trong diện kiểm dịch.

Khu đó là nơi có nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghệ Foxconn điều hành. Tuy nhiên, nhà cung cấp Foxconn cho biết tổ hợp sản xuất của họ ở Trịnh Châu vẫn hoạt động bình thường trong bối cảnh bị lockdown, theo báo cáo của Henan Daily.

Nhiều hệ thống bán lẻ tại Việt Nam cũng mở cửa hàng chuyên bán đồ Apple. Ảnh: TIỂU MINH

Nhiều hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đã mở cửa hàng chuyên bán đồ Apple. Ảnh: TIỂU MINH

Nhu cầu cao đối với iPhone ở Trung Quốc cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến thị phần nội địa của Xiaomi.

Chia sẻ vào tháng 2 vừa qua, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Xiaomi - Lei Jun nói rằng công ty sẽ tập trung vào phân khúc cao cấp của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu để tăng cường thách thức đối với Apple.

Đọc thêm