Nhiều trào lưu gây hại cho sức khỏe xuất hiện trên TikTok

Theo báo cáo của TikTok, từ tháng 4 đến tháng 6-2021 đã có hơn 80 triệu video bị xóa do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, mặc dù vậy các nội dung độc hại vẫn xuất hiện nhan nhản.

93% trong số những video này đã bị phát hiện và xóa trong vòng 24 giờ sau khi được đăng tải, 94,1% bị xóa trước khi có báo cáo của người dùng và 87,5% nội dung bị xóa trước khi chưa có lượt xem. Đây được xem là sự cải thiện đáng kể so với con số 81,8% trong báo cáo của quý 1.

Mã QR thẻ xanh có chứa những thông tin gì?
Mã QR thẻ xanh có chứa những thông tin gì?
(PLO)- Đa số các ứng dụng hỗ trợ như PC-COVID, Sổ sức khỏe điện tử, Y tế HCM… đều hiển thị thông tin người dùng và chứng nhận tiêm chủng dưới dạng mã QR. Vậy mã QR thẻ xanh chứa những thông tin gì và cách bảo mật dữ liệu?

Sau trào lưu “Devious licks”, phá hoại các vật dụng trong nhà vệ sinh, trường học... người dùng TikTok lại tiếp tục phải đối mặt với những thông tin sai lệch về vaccine và các lời khuyên về việc dùng gel bôi trơn để làm lớp lót trang điểm.

Tính đến thời điểm hiện tại, trào lưu sử dụng gel bôi trơn làm lớp lót trang điểm (hashtag #lubeprimer) đã có hơn 8,1 triệu lượt xem trên TikTok.

 Thông thường, trước khi trang điểm chúng ta sẽ thoa một lớp kem lót lên mặt để giúp lớp trang điểm mịn hơn và lâu trôi hơn. Trong khi đó, gel bôi trơn được thiết kế dành riêng cho việc quan hệ tình dục, nó không được sản xuất để làm lớp lót trang điểm.

Tuy nhiên, các TikTokers như @whodunit3 và @seananthonyv đã đăng tải các video khuyến cáo người dùng sử dụng gel bôi trơn làm lớp lót trang điểm trên mặt.

tiktok

Sau khi các video này được đăng tải, một số người xem đã phàn nàn về việc xuất hiện phản ứng phụ trên khuôn mặt. Đơn cử như tài khoản TikTok @emajanee cảnh báo mọi người “đừng nên làm điều đó”, “gel bôi trơn không dành cho khuôn mặt của bạn”.

 Gel bôi trơn được thiết kế cho vùng kín, bàn tay và có thể là các bộ phận khác trên cơ thể của bạn (ngực, lưng...) chứ không phải khuôn mặt. Da trên mặt rất khác biệt so với da ở các bộ phận khác trên cơ thể.

Gel bôi trơn có thể chứa các thành phần như propylene glycol và dầu thầu dầu, gây kích ứng da hoặc gây ra các phản ứng dị ứng và dẫn đến việc tắc nghẽn các lỗ chân lông trên khuôn mặt. Điều này có thể khiến mặt của bạn xuất hiện mụn trứng cá và viêm da, chưa kể đến việc dị ứng.

Bên cạnh đó, bất cứ thứ gì dính trên mặt bạn đều có thể gây nguy hiểm cho mắt, mũi và miệng. Các sản phẩm gel bôi trơn thường được ghi kèm cảnh báo “tránh tiếp xúc với mắt”. 

Đọc thêm