Lý do giúp Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỉ USD (2021) lên 23 tỉ USD (2022) nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Google, Temasek và Bain & Company đã công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 với chủ đề Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỉ USD (2021) lên 23 tỉ USD (2022), nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.

Thương mại điện tử tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh: TIỂU MINH

Thương mại điện tử tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh: TIỂU MINH

Sau đại dịch, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới” rất nhanh.

Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam, và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hoặc thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới.

Người tiêu dùng tại các thành phố ở Việt Nam có mức tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật số cao nhất, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, thực phẩm và tạp hóa với tỉ lệ lần lượt là 96%, 85% và 85%.

Trong khi đó, tần suất tiêu thụ nội dung số của người Việt Nam lại thấp hơn mức trung bình của khu vực. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

Tần suất và thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông của người Việt Nam thấp hơn trung bình của khu vực. Ảnh: Google

Tần suất và thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông của người Việt Nam thấp hơn trung bình của khu vực. Ảnh: Google

Bà Stephanie, Phó chủ tịch Google Châu Á Thái Bình Dương, Phụ trách khu vực Đông Nam Á nhận định: “Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số và thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Lực lượng lao động nội địa chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, nhận thức ngày càng cao xoay quanh các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị sẽ giúp Việt Nam xây dựng một kế hoạch tăng trưởng bền vững”.

Các điểm nhấn chính trong báo cáo năm nay:

Chiến lược thu hút khách hàng chuyển sang tương tác khách hàng

Trong số 460 triệu người dùng Internet tại khu vực Đông Nam Á, có 100 triệu người đã hoạt động trực tuyến trong suốt 3 năm qua. Sau nhiều năm thúc đẩy, việc áp dụng kỹ thuật số đang dần bình thường hóa. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi chiến lược từ việc thu hút khách hàng mới sang việc tương tác sâu hơn cùng khách hàng hiện tại để tăng mức tiêu thụ và giá trị.

Thương mại điện tử có mức tiếp nhận ngang nhau giữa người tiêu dùng ở khu vực nội thành và ngoại thành, trong khi các dịch vụ thuộc những lĩnh vực còn lại chủ yếu tiêu thụ bởi người tiêu dùng thành thị.

Các ngân hàng truyền thống đẩy nhanh quá trình số hóa

Do sự thay đổi hành vi ngoại tuyến sang trực tuyến sau đại dịch, tăng trưởng hai con số được nhìn thấy trên tất cả các phân ngành của DFS - thanh toán, chuyển tiền, cho vay, đầu tư, bảo hiểm.

Các ngân hàng số đang tạo sức hút với giới trẻ trong khi khách hàng giàu có và có tầm ảnh hưởng vẫn trung thành với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đã có tên tuổi.

Ngược lại, các ngân hàng truyền thống lại dựa vào những thế mạnh vốn có để đầu tư vào những giải pháp nhằm số hóa nhanh chóng. Cả hai loại hình này đều đang cạnh tranh sát sao để giành được sự chú ý của người tiêu dùng đại chúng và những người chưa thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Xác định làn sóng hướng tới một nền kinh tế kỹ thuật số bền vững

Nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với GDP ở hầu hết các quốc gia trong khu vực, và có thể đạt tới 1.000 tỉ USD vào năm 2030.

Đọc thêm