Nghiện điện thoại khi lái xe còn nguy hiểm hơn cả say rượu

Theo báo cáo, 6.227 người đi bộ đã bị tông chết bởi những tài xế sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe. 

90% số người được khảo sát khẳng định mình lái xe an toàn, tuy nhiên, có đến 47% trong số họ sử dụng điện thoại khi ngồi sau tay lái. 

Thử nghiệm cho thấy, việc nghiện điện thoại sẽ gây ra những khó khăn tương tự như một người có nồng độ cồn 0,08% trong máu. Ngoài ra, người dùng smartphone còn có nhiều khả năng gặp sự cố trên đường, đơn cử như đập thắng chậm hơn 9%, có xu hướng chạy sát các xe phía trước và chậm hơn 19% để tăng tốc trở lại sau khi đạp thắng.

Zendrive trích dẫn một nghiên cứu từ Quỹ AAA về An toàn giao thông và cho biết số lượng tài xế say rượu được phát hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ nửa đêm đến 3 giờ sáng. Trong khi đó, thời điểm mà bạn tìm thấy những người nghiện điện thoại trên đường là từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Điều này đồng nghĩa với việc những người nghiện điện thoại khi lái xe sẽ là mối đe dọa lớn so với những người uống rượu và lái xe.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc sử dụng điện thoại khi lái xe có thể làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông gấp 4 lần, chưa kể ảnh hưởng đến những người khác trên đường. 

Trước đó, hơn 1.000 sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tham dự sự kiện diễu hành nhằm nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về việc không sử dụng điện thoại khi lái xe. 

Có tới 82% sinh viên được khảo sát cho biết đã sử dụng điện thoại di động khi lái xe, hành vi này làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) gấp 4 lần so với trạng thái tập trung lái xe. Đây cũng là hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay.

Ở nước ta, quy định cấm sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy, ô tô đã có từ lâu nhưng tỉ lệ người tuân thủ rất thấp. Việc sử dụng điện thoại khi lái xe tiềm ẩn rất nhiều tai nạn.

- Sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô: Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đối với người điều khiển xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang trên đường.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Nếu gây tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng.

- Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng nếu gây tai nạn giao thông.

- Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động.

Làm thế nào để hạn chế?

Để hạn chế tai nạn, trước khi lái xe, bạn nên kích hoạt tính năng trả lời tự động trên điện thoại. Nếu đang sử dụng iPhone, người dùng hãy bật chế độ Do Not Disturb While Driving (không làm phiền khi lái xe). Về cơ bản, chế độ này sẽ chặn thông báo, cuộc gọi và chỉ hiển thị những tin nhắn được đánh dấu khẩn cấp, số điện thoại từ danh sách yêu thích,…

Đối với các thiết bị Android, bạn có thể cài đặt ứng dụng Driving Detective trên Google Play. Ứng dụng sẽ cảnh báo cho người khác biết bạn đang lái xe và tự động bật tính năng không làm phiền. Bên cạnh đó, bạn còn có thể chủ động trong việc chặn/không chặn thông báo, tin nhắn, điện thoại từ một người cụ thể. 

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

3 ứng dụng giúp bạn an toàn hơn khi lái xe
3 ứng dụng giúp bạn an toàn hơn khi lái xe
(PLO)- Số lượng các vụ tai nạn giao thông tăng nhanh một phần là do ý thức của người điều khiển phương tiện và thói quen sử dụng điện thoại khi đi trên đường.

Đọc thêm