Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Ứng dụng không thể thiếu khi sử dụng smartphone đời cũ

Thứ hai 10/10/2016 14:24
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Mới đây, Facebook đã chính thức tung ra ứng dụng Messenger Lite dành cho các smartphone có cấu hình thấp.

Đây được xem là vũ khí mới giúp Facebook xâm nhập vào thị trường người dùng smartphone phổ thông. Về cơ bản, cả Facebook lẫn Messenger đều là những ứng dụng “ngốn” pin và gây chậm hệ thống nếu bạn đang sử dụng điện thoại cũ. 

Do đó, gã khổng lồ Facebook đã tung ra hai ứng dụng Facebook Lite và Messenger Lite để tập trung vào các nước đang phát triển, nơi dịch vụ Internet chưa được phổ biến.

messenger lite
Trải nghiệm nhanh ứng dụng Messenger Lite dành cho smartphone cấu hình thấp. Ảnh: MINH HOÀNG

Hiện tại, Messenger Lite chỉ mới được phát hành tại một số nước nhất định như Kenya, Tunisia, Malaysia, Sri Lanka và Venezuela, tuy nhiên bạn đọc quan tâm có thể tải về tập tin cài đặt ứng dụng dưới dạng .apk tại https://goo.gl/FC3D8K.

- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Messenger Lite thông qua file .apk tương ứng. Hãy chắc chắn rằng tùy chọn Unknown sources (không rõ nguồn gốc) đã được kích hoạt trong phần Settings (cài đặt) > Security (bảo mật). 

- Bước 2: Phiên bản Messenger rút gọn (Lite) có giao diện khá giống bản đầy đủ, tuy nhiên một số thành phần cần thiết như gọi thoại, video call, tính năng mã hóa tin nhắn (Secret Conversations), đăng nhập nhiều tài khoản Messenger cùng lúc… đã được loại bỏ.


Xem thêm: Mã hóa tin nhắn nhạy cảm trên Messenger - Mới đây, Facebook đã chính thức ra mắt tính năng Secret Conversations cho phép người dùng mã hóa toàn bộ nội dung tin nhắn.

messenger lite
Messenger Lite được loại bỏ một số tính năng như gọi thoại, video call, trò chuyện nhóm... Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 3: Giao diện chính của ứng dụng chỉ có ba mục cơ bản. Khi nhắn tin, bạn chỉ có thể soạn nội dung, gửi hình ảnh hoặc biểu tượng nút Like, không bao gồm stickers và ảnh động (GIF), giúp tiết kiệm dữ liệu 3G đắt đỏ và không làm chậm hệ thống.

- Bước 4: Để thay đổi một số thiết lập, bạn hãy chạm vào biểu tượng Profile ở góc trên bên phải. Tại đây, người dùng có thể điều chỉnh âm thanh, thông báo khi có tin nhắn mới và rất nhiều tùy chọn khác mà bạn có thể khám phá thêm trong quá trình sử dụng.

messenger lite
Giao diện ứng dụng tương đối đơn giản và hoạt động khá mượt mà. Ảnh: MINH HOÀNG

Theo thử nghiệm của người viết, Messenger Lite hoạt động tương đối mượt mà, hiển thị thông báo khi có tin nhắn mới, không gây chậm hệ thống như phiên bản Messenger đầy đủ.

Đối với các thiết bị đời cũ hoặc có cấu hình thấp, bạn nên cài đặt hai ứng dụng gồm Facebook Lite (https://goo.gl/JG74lK) và Messenger Lite (https://goo.gl/FC3D8K) để truy cập Facebook được tốt hơn.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận nếu gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

 

MINH HOÀNG
 

Tag

facebook lite, messenger lite, facebook, nhắn tin facebook, messenger

các tin khác

  • Trải nghiệm sách 3D thiếu nhi siêu độc đáo
  • Tấn công mạng gây thiệt hại kinh khủng
  • Huawei tăng hạng trên bảng báo cáo của Interbrand
  • Samsung tạm ngừng sản xuất Note 7 vì cháy nổ
  • Smartphone thương hiệu Việt chuyên về selfie
  • ASUS ZenFone 3 Laser chính thức xuất hiện tại VN
  • 2 mẹo giúp chụp ảnh nhanh hơn trên iPhone
  • Big Data ứng dụng công nghệ trong thực tiễn
  • Người dùng VN gặp sự cố máy tính cao nhất khu vực

tin liên quan

  • Mã hóa tin nhắn nhạy cảm trên Messenger
  • Đăng nhập nhiều tài khoản online vào một ứng dụng

tin đọc nhiều

  • Ứng dụng LastPass bị phát hiện có chứa 7 trình theo dõi
  • Đặt mua iPhone 12 Pro Max và nhận được hộp sữa chua
  • Lộ diện mẫu smartphone sạc nhanh 65 W cùng khả năng kết nối 5G
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.