Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Vì sao Honeycomb làm Apple lo lắng, Microsoft sợ hãi?

Thứ ba 22/02/2011 17:36
printer envelope zini zini zini zini
Với Honeycomb, Google cho thấy họ đã đuổi kịp và vượt iOS và iPad của của Apple đồng thời khiến Microsoft ngày càng "đuối" trên thị trường máy tính bảng.

Motorola Xoom - một trong những máy tính bảng chạy Android Honeycomb.

Nhiều người đã khẳng định rằng, năm 2011 sẽ là năm của máy tính bảng khi mới đầu năm thị trường đã được đón nhận hàng chục mẫu sản phẩm của nhiều hãng khác nhau với doanh số được ước tính lên tới hàng chục triệu chiếc. Có điều, đa số những sản phẩm vừa ra mắt đều sử dụng Honeycomb - hệ điều hành di động dành riêng cho máy tính bảng di động của Google.

Chưa hết, một số tính năng mới xuất hiện trên hệ điều hành này (như engine xử lý đồ họa mới hay khả năng hỗ trợ nhiều kích cỡ màn hình) đã hiện diện trên một số mẫu máy tính bảng, chắc chắn sẽ được áp dụng cho smartphone, khiến những thiết bị chạy Android trở nên “đồng nhất” và gần gũi với nhau hơn.

Dù hiện tại, iPad của Apple vẫn đang chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường, nhưng Honeycomb đã đưa Google vào một vị trí vô cùng thuận lợi để bắt kịp Apple, giống như họ đã chiến thắng trong cuộc đua giữa Android với iOS.

Nhưng “nạn nhân” của Honeycomb sẽ không chỉ là Apple mà còn có thể là Microsoft bởi Honeycomb sẽ làm biến đổi triển vọng của các sản phẩm trên các lĩnh vực di động và máy tính để bàn.

Rất nhiều tính năng của Honeycomb đã thể hiện quyết tâm “đuổi kịp” iOS và Apple nhưng họ đã làm được nhiều hơn thế: Một số khác đã vượt mặt nền tảng máy tính bảng của Apple như:

•Honeycomb hỗ trợ nhiều camera, trong đó có cả những camera có khả năng quay phim hình ảnh 3 chiều lập thể (3D). Trên Honeycomb, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng Google Talk - dịch vụ đàm thoại qua Internet (VoIP) có kèm hình ảnh nhờ camera ở phía trước. Chỉ cần có một tài khoản Google và một kết nối Internet thông thường, người dùng có thể nói chuyện thoải mái bất kể người ở đầu kia có dùng thiết bị chạy Android hay không. Đây là một đòn đánh mạnh vào FaceTime - tính năng tương tự nhưng chỉ giới hạn cho một số ít thiết bị có hỗ trợ của Apple (iPhone 4) và đòi hỏi cả 2 người tham gia đàm thoại phải dùng cùng một loại thiết bị.

• Các ứng dụng trên Android Market có thể được mua và gửi qua mạng tới một máy tính bảng Honeycomb hoặc một chiếc smartphone Android thông qua một thiết bị bất kỳ như máy tính hay thậm chí là máy tính bảng, smartphone sử dụng hệ điều hành khác. iPad của Apple cũng được gắn liền với kho ứng dụng App Store nhưng lại không hỗ trợ khả năng tìm ứng dụng và mua bán thông qua mạng từ một chiếc máy tính.

•Honeycomb hỗ trợ nhiều kích cỡ màn hình khác nhau, việc đó cung cấp cho những nhà làm phần cứng một cách để tạo ra sự khác biệt trong máy tính bảng của họ nhằm cạnh tranh lại với iPad “chỉ có một kích thước”. Với sự thành thành công của Samsung Galaxy Tab, Google đã chứng tỏ vẫn có một thị trường cho máy tính bảng cỡ nhỏ.

• Mỗi máy tính bảng Honeycomb được bán ra khiến nền tảng iAd của Apple lại mất thêm một cơ hội, nền tảng này được bắt đầu khá thành thành công vào năm ngoái nhưng hoạt động ngày càng kém hiệu quả.

Mối lo ngại dành cho Microsoft

Honeycomb đã có những ảnh hưởng tới Microsoft cả về di động cũng như máy tính để bàn. Microsoft đã quay lại với smartphone với Windows Phone7, nhưng lại không có hệ điều hành dành riêng cho máy tính bảng di động ngoài việc tích hợp máy tính bảng với Windows 7, mà rõ ràng là Windows 7 không được phát triển lên từ nền tảng máy tính cảm ứng.

Xét về phương diện hệ điều hành di động, thì Microsoft đang đứng nhìn iPad và gần đây là những máy tính bảng Honeycomb bán ra hàng triệu sản phẩm. Microsoft đang phải đối mặt với những áp lực ở phía máy tính để bàn như smartphone bán chạy hơn máy tính truyền thồng, doanh thu rơi vào các công ty khác. Và điều này thì thật nguy hiểm.

Nói một cách đơn giản, Honeycomb như một nền tảng di động và hệ sinh thái mà đáng nhẽ đến giờ này Microsoft phải có. Nhưng họ đã chậm chân, hệ quả là đã và đang phải chịu đứng phía sau để cạnh tranh với Hewlett-Packard hay RIM… trên phân khúc máy tính bảng cỡ nhỏ.

Theo Minh Quang (ICTnews / GigaOM)


 

các tin khác

  • Năm 2011, tập trung triển khai đề án CNTT-TT
  • Google sắp có đột phá lớn nhất lịch sử trình duyệt
  • Đủ 1 triệu bạn trên Facebook mới lấy được chồng
  • 2014, Việt Nam sẽ có Luật An toàn thông tin
  • Sếp Alibaba từ chức vì để xảy ra gian lận
  • Bản Windows 8 thử nghiệm beta sẽ xuất hiện vào tháng 9
  • Mốt đặt tên "độc" để nổi tiếng trên Internet
  • Go.vn chạm ngưỡng 3 triệu thành viên
  • 180 ngày sử dụng phần mềm bảo mật mới nhất của Norton
  • Microsoft ra bản cập nhật đầu tiên cho Windows

tin đọc nhiều

  • Cảnh báo nguy hiểm cho người dùng Windows 10
  • 10 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại Huawei ngay lập tức
  • Lô hàng điện thoại vivo bốc cháy trước khi lên máy bay
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.