Thấy gì từ vụ Twitter, Facebook bị tấn công?

Twitter, Facebook và Google đồng loạt bị hacker tấn công

Dù cho nó đã trở thành địa chỉ yêu thích của nhiều nhân vật nổi tiếng, các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp nhỏ, các chính trị gia... một cách chóng vánh.

"Rõ ràng là họ cần một cơ sở hạ tầng mạnh hơn để có thể chống lại hình thức tấn công này", chuyên gia cao cấp của hãng bảo mật Sophos bình luận. Đội ngũ kỹ thuật của Twitter cần phải nỗ lực hết mình để có thể bắt kịp với tốc độ tăng trưởng khủng khiếp đó.

Theo số liệu thống kê từ hãng comScore, Twitter hiện có tới 20,1 triệu người dùng riêng tại Mỹ, cao gấp 34 lần so với con số 593.000 người của cách đây một năm. Việc dịch vụ này bị "down" hơn một tiếng đồng hồ, mặc dù vậy, không khiến người dùng nảy sinh ý định xa lánh, hắt hủi nó.

"Tôi đã phải tìm kiếm trên Google xem chuyện gì đang xảy ra với Twitter, dù mọi khi, Twitter luôn là nơi cung cấp mọi tin tức thời sự nóng hổi nhất mà tôi cần", Alison Koski, một giám đốc PR tại New York chia sẻ. Koski không quên nói thêm rằng thiếu Twitter, cô cảm thấy "hoàn toàn lạc lối".

Hiện vẫn chưa rõ nhóm/hacker tấn công Facebook, Twitter và Google có phải là một hay không. Ngoài ra, đại diện LiveJournal, một dịch vụ blog và nhật ký trực tuyến 10 năm tuổi, cũng là mục tiêu của một cuộc tấn công từ chối dịch vụ kéo dài khoảng một tiếng trong sáng qua.

Bình luận về sự kiện này, chuyên gia công nghệ Shelly Palmer nói rằng tấn công từ chối dịch vụ là một thực tế không thế chối bỏ của thời đại thông tin. "Hacker hiển nhiên là muốn săn đuổi những website được đông đảo người dùng ưa thích. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đã có bao nhiêu website của các công ty lớn bị tấn công mỗi ngày. Đây là một tội ác, tội ác thực sự và cần phải bị lên án, bị trừng phạt".

Mặc dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên Twitter bị rớt mạng. Bên cạnh những đợt "offline" để bảo trì site theo đúng kế hoạch, những website tăng trưởng nhanh như Twitter và Facebook cũng có thể dễ dàng bị "đơ" khi quá tải.

Không trừ một ai

Đã có thời việc Twitter rớt mạng phổ biến tới mức đội ngũ kỹ thuật phải post một logo "Con cá voi thất bại" trên trang chủ để báo hiệu rằng dịch vụ đang chết. Logo này vẽ một con cá voi đang bị cả một đàn chim lôi lên khỏi mặt nước.

Tuy vậy hàng triệu người dùng Twitter không quen với "tiền sử bệnh án" của dịch vụ 3 năm tuổi này, do họ chủ yếu làm quen với nó trong vòng 6 tháng trở lại đây. Đông khách hơn, Twitter cũng chịu khó chi thêm tiền để tăng sức mạnh máy chủ và giảm bớt những đợt rớt mạng. Logo "Cá voi thất bại" hiếm xuất hiện hơn.

Thế nên việc toàn bộ Twitter bị hạ gục trong ngày hôm qua đã cho thấy mọi nỗ lực của hãng vẫn chỉ là hời hợt bên ngoài, mang tính đối phó và chưa thật triệt để. "Họ chưa làm việc với các ISP để lọc những yêu cầu hiểm độc, cũng như chưa đặt máy chủ phân tán khắp thế giới", ông Cluley phân tích.

"Những năm 2000, eBay, Amazon.com và CNN đều đã từng bị tấn công từ chối dịch vụ. Có những lần họ bị chặn truy cập, hoặc truy cập ì ạch tới vài ngày. Nhưng đợt tấn công ngày hôm qua đã cho thấy: không một ai có thể miễn nhiễm trước DDoS", ông Dmitri Alperovitch, Phó Chủ tịch của McAfee bình luận.

Tháng trước, hàng chục website của Mỹ và Hàn Quốc, bao gồm cả website của Nhà trắng và Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc), đã bị tấn công từ chối dịch vụ. Sau nhiều công đoạn điều tra, hiện vẫn chưa xác định được danh tính thủ phạm cũng như động cơ của đợt tấn công gây chấn động này.

Về phần người dùng, họ cũng chẳng cảm thấy hoang mang cho lắm. "Không bao giờ giới hạn mình tới mức sống chết với một website, khi mà bạn còn đầy rẫy những sự lựa chọn khác", thành viên Lev Ekster tuyên bố.

Theo VNN/AP

Đọc thêm