Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Sử dụng phần mềm không bản quyền: Lợi bất cập hại

Thứ ba 19/03/2013 15:22
printer envelope zini zini zini zini
Theo nghiên cứu của IDC, sử dụng phần mềm không bản quyền có thể khiến các doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại khoảng 129 tỷ USD trong năm 2013.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: onlinebusiness.volusion.com)
 
Trong một nghiên cứu toàn cầu thực hiện cho Microsoft về tác động của mã độc trong các phần mềm vi phạm bản quyền, IDC chỉ ra rằng nguy cơ lây nhiễm từ các mã độc không lường trước chiếm tới 33% với người tiêu dùng và khoảng 30% các doanh nghiệp.

Theo dự báo, trong năm 2013, các doanh nghiệp sẽ phải chi 114 tỷ USD nhằm đối phó với tác động do phần mềm độc hại gây ra từ các vụ tấn công mạng, trong đó riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 39 tỷ USD. Con số này sẽ lên tới 129 tỷ USD nếu chi phí dành cho khối phục dữ liệu bị mất được đưa vào xem xét.

Người tiêu dùng cũng là đối tượng bị mã độc tấn công. Theo nghiên cứu IDC, khách hàng trên toàn cầu dành khoảng 1,5 tỷ giờ và 22 tỷ USD để xác định, sửa chữa và phục hồi dữ liệu.

Nghiên cứu nói trên đã phân tích 270 trang web và mạng ngang hàng (P2P), 108 phần mềm và 155 đĩa CD/DVD. IDC cũng đã phỏng vấn 2.077 người dùng, 258 cán bộ và các lãnh đạo quản lý công nghệ thông tin tại Brazil, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Mexico, Ba Lan, Nga, Thái Lan, Anh và Mỹ.

Theo nghiên cứu, 45% các phần mềm sao chép bất hợp pháp mà không đi kèm máy tính được tải về từ Internet. Trong số này, 78% được tải về từ các trang web hoặc mạng P2P có ẩn chứa phần mềm gián điệp và 36% chứa Trojan hoặc phần mềm quảng cáo.

Ông Jeff Bullwinkel, Giám đốc các vấn đề pháp lý và doanh nghiệp Microsoft khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Nhật Bản chia sẻ."Thực tế tội phạm mạng làm phần mềm giả mạo đính kèm phần mềm độc hại. Một số phần mềm độc hại ghi lại tổ hợp phím của người dùng, cho phép tội phạm mạng ăn cắp thông tin tài chính và cá nhân của nạn nhân hoặc từ xa điều khiển microphone và máy ảnh của máy tính bị nhiễm mã độc, cho tội phạm mạng nghe và nhìn nội dung trong các phòng họp hay phòng khách của người dùng."

Để đối phó với tình trạng trên theo ông Bullwinkel: "Cách tốt nhất để bảo vệ người dùng và tài sản của bạn là tránh đi các hiểm họa từ phần mềm độc hại bằng cách mua máy tính và yêu cầu phần mềm chính hãng."

Nghiên cứu của IDC, có tiêu đề "Thế giới nguy hiểm của phần mềm giả và hàng nhái," được phát hành mới đây là một phần của sự kiện Ngày Bình Đẳng, sáng kiến toàn cầu của Microsoft để củng cố nhận thức về các vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền phần mềm.

Ông John Gantz, Giám đốc nghiên cứu của IDC nhận xét: "Mối nguy hiểm sẽ tới khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng phần mềm sao chép bất hợp pháp. Một số người dùng sử dụng phần mềm giả mạo nhằm mục tiêu tiết kiệm tiền, nhưng khi đi cùng mã độc, doanh nghiệp hay người tiêu dùng đều sẽ gặp những áp lực tài chính và tinh thần như nhau."

Một nghiên cứu khác thực hiện tại khu vực Đông Nam Á khi kiểm tra các máy tính thương hiệu, bị cài đặt phần mềm vi phạm bản quyền và đĩa DVD sao chép bất hợp pháp, phát hiện tỷ lệ lây nhiễm mã độc trung bình 69%. Khi kiểm tra 282 máy tính và DVD từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đã thấy 5.601 mã độc thuộc 1.131 loại mã độc và virus khác biệt.

Microsoft tin tưởng rằng mã độc không được cài đặt khi sản xuất máy tính. Thay vào đó, các máy tính không được xuất xưởng với hệ điều hành Windows đã bị thay thế phụ kiện trong chuỗi cung ứng hoặc kênh bán lẻ, bởi những người làm công tác sao chép bất hợp pháp và phân phối các phần mềm vi phạm bản quyền.

Sách trắng IDC cũng chỉ ra phương thức gián tiếp đưa phần mềm không an toàn vào môi trường doanh nghiệp. Tại châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù 56% các nhà quản lý công nghệ thông tin biết việc này nhưng 74% nhân viên vẫn thừa nhận rằng họ có thể cài đặt phần mềm cá nhân vào các máy tính tại môi trường làm việc./.
Theo P.V (Vietnam+)


 

các tin khác

  • Windows Phone 7.8 và Windows Phone 8 sẽ “hết đời” từ năm 2014
  • Google thêm tính năng mới cho Gmail trên Android
  • CEO BlackBerry chê iPhone… lỗi thời
  • Microsoft sẽ tung ra Windows 9 vào đầu năm 2014?
  • Lộ danh sách sản phẩm sớm lên đời Android 5.0 của Samsung
  • VNG nhận bằng khen của UBND thành phố
  • Quý 2/2013 sẽ thu phí nghe nhạc trực tuyến?
  • Hacker chiếm camera an ninh sòng bài, cuỗm 32 triệu USD
  • CEO Chou tuyên bố sẽ từ chức nếu HTC One "bại trận"

tin đọc nhiều

  • Việt Nam thiệt hại 1 tỉ USD do virus máy tính trong năm 2020
  • 4 tiện ích mở rộng bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
  • Xuất hiện mẫu điện thoại pin lớn giá dưới 3 triệu đồng
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.