Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Phần mềm diệt virus "hụt hơi" trước sự sinh sôi của mã độc

Thứ bảy 07/04/2012 12:46
printer envelope zini zini zini zini
Các công cụ bảo mật luôn hứa hẹn sẽ giúp hệ thống của người dùng "sạch bóng virus" nhưng thực tế, họ đang thua trong trò chơi "mèo vờn chuột" với hacker.

"Hiện nay, mỗi ngày xuất có khoảng hơn 55.000 mẫu malware (mã độc) mới", Andreas Marx, Giám đốc điều hành Phòng thí nghiệm AV-TEST chuyên đánh giá hiệu quả của các sản phẩm bảo mật ở Đức, chia sẻ trên báo The Age. Con số này tương đương với 2.292 malware mới mỗi giờ, 38 malware mỗi phút và hơn một virus mới trong khoảng 2 giây. Tổng số mã độc mà AV-TEST thống kê được lên đến 80 triệu.

Phần mềm bảo mật ngày càng nhiều nhưng các cuộc tấn công trực tuyến vẫn không đang tăng lên.
 
Các cuộc tấn công, dù diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng online, thương mại điện tử, chính trị hay sở hữu trí tuệ, cũng đều rất tinh vi và có tổ chức. Người tiêu dùng cần hiểu rằng hệ thống của họ luôn luôn có nguy cơ trở thành mục tiêu để kẻ xấu thu thập dữ liệu cá nhân như các thông tin đăng nhập, danh tính...

Alan Paller, Giám đốc nghiên cứu tại Viện SANS (Mỹ), nhận định phần mềm diệt virus rõ ràng không hoạt động đúng như quảng cáo: "Chúng gần như vô dụng khi ngăn chặn các cuộc khai thác sử dụng các lỗ hổng chưa được vá hoặc lỗ hổng mà hacker tìm ra trước công ty bảo mật (zero day)". Trong trường hợp này, hacker sẽ luôn đi trước một bước trong việc cài cắm virus, phần mềm ghi ký tự từ bàn phím và nhiều loại mã độc khác trên máy tính nạn nhân.

McAfee tung ra gói cước 60 USD/năm cho chương trình "Total Protection 2012" nhằm mang đến "mọi chế độ bảo vệ bạn cần từ diệt virus và lọc spam thời gian thực cho tới việc chống lại hành vi ăn cắp danh tính trên mạng xã hội". Symantec, hãng bảo mật lớn nhất thế giới, cũng đưa ra thông điệp tương tự với Norton 360 Version 6.0 mức giá 99 USD (cài trên 3 máy). Paller cho rằng đây là số tiền lớn đối với người dùng dành cho một sản phẩm không hoạt động hiệu quả.

Rik Ferguson, chuyên gia của Trend Micro, không đồng tình với Paller nhưng thừa nhận ngành công nghiệp bảo mật từ lâu đã nhận ra rằng việc bảo vệ khách hàng dựa trên danh sách "những file xấu đã được phát hiện" không còn phù hợp với sự sinh sôi của mã độc mới mỗi ngày.

Alex Gostev của Kaspersky lại nhấn mạnh người tiêu dùng cũng phải luôn ý thức cập nhật các phiên bản bảo mật, chạy hệ điều hành mới nhất và nâng cấp các phần mềm (như Adobe Flash Player luôn bị hacker lợi dụng). Sự lựa chọn trình duyệt cũng rất quan trọng, trong đó "Chrome và Firefox an toàn hơn Internet Explorer".

"Thực ra, nên hiểu cài công cụ antivirus giống như khóa cửa vậy. Một khi kẻ gian đã quyết tâm đến cùng thì kiểu gì họ cũng sẽ vào được. Nhưng nó vẫn đủ hữu ích để ngăn chặn và bảo vệ người sử dụng nói chung", Peter Gutmann, nhà tư vấn tại New Zealand, nói. Nói cách khác, phần mềm diệt virus không "bảo vệ toàn diện" cho người dùng, nhưng việc đó không đồng nghĩa chúng là sản phẩm vô dụng.

Theo Châu An (VNE)


 

các tin khác

  • Cựu nhân viên Tập đoàn Intel nhận tội gian lận
  • Mất ngón tay vì chơi game quá nhiều
  • Facebook, Google... sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
  • Sẽ đóng cửa đại lý game online và Internet sau 22 giờ
  • 7 phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất làng công nghệ
  • Tuyệt đẹp bộ sưu tập hình nền “bầu trời”
  • Anonymous công bố email của các lãnh đạo Tunisia
  • Trung Quốc bắt 1.000 "tội phạm trên Internet"
  • Huyền thoại công nghệ, người đặt nền móng cho PC qua đời

tin đọc nhiều

  • Cách chuyển và nhận file từ điện thoại Android sang PC dễ dàng
  • 5 tính năng mới trên iOS 14.5 có thể bạn chưa biết
  • 4 cách sửa lỗi máy tính không thể kết nối WiFi
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.