Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng

1) Zalo
Zalo cho phép bạn bạn liên lạc với mọi người, tiết kiệm chi phí cùng nhiều tính năng hữu ích khác đã khiến nó trở thành một trong các ứng dụng OTT có lượng người dùng đông đảo nhất hiện nay ở Việt Nam.
Nếu chưa có tài khoản, bạn chạm vào mục Đăng ký, lựa chọn mã quốc gia và nhập vào số điện thoại thường hay sử dụng vào ô trống tương ứng ở bên dưới rồi nhấn Tiếp tục.
Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 1Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 2
Khi hoàn tất, ứng dụng sẽ tự động phân tích và hiển thị danh sách bạn bè trong danh bạ. Zalo nổi bật hơn các ứng dụng khác về khả năng hỗ trợ tin nhắn thoại và video call miễn phí, để sử dụng chức năng này, bạn chạm vào biểu tượng micro hoặc chạm vào dấu cộng ở góc phải và chọn Gọi điện.
Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 3Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 4
Vì là một phần mềm hướng đến thị trường nội địa nên chất lượng cuộc gọi cũng như tin nhắn khá nhanh và ổn định so với các ứng dụng khác. Trong phiên bản mới lần này, Zalo cho phép người dùng hủy tin nhắn nếu lỡ gửi nhầm, hỗ trợ phòng chat Wi-Fi và các phòng chat theo vùng miền. Zalo hiện tại có mặt trên hầu hết các nền tảng iOS, Windows Phone, Java và máy tính cá nhân tại địa chỉ http://zaloapp.com/download.html
2) Viber 
Ứng dụng này có một ưu điểm nổi trội, đó là tính phổ biến. Một điểm mạnh nữa của Viber là hỗ trợ rất nhiều nền tảng bao gồm cả máy tính (http://www.viber.com/). Có mặt sớm tại Việt Nam, Viber nhắm tới những khách hàng có người thân ở nước ngoài, giúp cho họ giảm thiểu chi phí tối đa khi thực hiện cuộc gọi quốc tế
Cách thức đăng nhập bằng số điện thoại tương tự như Zalo, bên cạnh đó, nó còn cung cấp thêm một gói cước Viber Out, cho phép người dùng gọi điện đến các số điện thoại cố định và di động với chi phí rẻ, khoảng 400 đồng/phút, thấp hơn so với Skype.
Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 5Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 6
Để gọi điện hoặc nhắn tin cho bạn bè, bạn truy cập vào danh bạ, lúc này sẽ xuất hiện 2 tùy chọn Free Call (gọi điện miễn phí) và Free Message (nhắn tin miễn phí). Khi thử nghiệm gọi video call cho bạn bè ở nước ngoài, người viết nhận thấy hình ảnh mà khá rõ nét, âm thanh trong trẻo và không bị mất tiếng. Trong phiên bản mới lần này, Viber hỗ trợ video call trên hầu hết các thiết bị chạy Android 4.0 trở lên, đồng thời cho phép bạn gọi chéo giữa điện thoại và desktop.
Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 7Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 8
3) Skype 
Skype cũng là một trong số rất ít các ứng dụng hoạt động theo phương thức P2P, nghĩa là kết nối trực tiếp 2 thiết bị cần liên lạc chứ không thông qua máy chủ. Nhờ đó chất lượng cuộc gọi cũng như nhắn tin luôn ở mức tốt nhất và ổn định nhất. 
Giao diện khá đơn giản với vài mục chính là Recent (mới liên lạc gần đây), Favorites (bạn bè yêu thích) và People (danh bạ). Chạm vào một người bạn bất kì để bắt đầu trò chuyện, lúc này ở phía trên sẽ xuất hiện các biểu tượng tương ứng cho phép bạn video call, chat voice hoặc gửi tin nhắn.
Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 9Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 10Những ứng dụng hỗ trợ video call đa nền tảng ảnh 11
Vì là một ứng dụng liên lạc thuần, nên hầu như Skype không đi kèm với nhiều tiện ích khác. Đơn giản, ổn định và dễ sử dụng là một trong những ưu điểm của ứng dụng này.
Nhìn chung, mỗi ứng dụng đều có những thế mạnh của riêng mình. Nếu thường hay nhắn tin, thoại và gọi điện trong nước thì Zalo sẽ là phần mềm tối ưu nhất. Ngược lại, Viber chú trọng đến phân khúc người dùng thường hay liên lạc ra nước ngoài, và cuối cùng là Skype, đây là ứng viên sáng giá nhất nếu thực sự bạn muốn chat voice hoặc video call.

Đọc thêm