Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu

Dính virus vì thích xem trộm "nội y" phụ nữ

Thứ hai 25/03/2013 15:45
printer envelope zini zini zini zini
Đánh trúng tâm lý tò mò của người dùng, một ứng dụng độc có tên Android.Uracto tuyên bố có thể sử dụng tia hồng ngoại để "nhìn xuyên thấu" quần áo của người khác bằng camera của chính điện thoại hay máy tính bảng.

Theo cảnh báo của Symantec, Android.Uracto chuyên gửi đi tin nhắn rác tới các số điện thoại lưu trong danh bạ của những nạn nhân đầu tiên. Hệ quả là người nhận tiếp theo dễ dàng bị lừa phỉnh, vì họ tưởng rằng ứng dụng này do người quen chia sẻ cho.

Quảng cáo phần mềm độc hại Android. Uracto.

Bên trong tin nhắn, người dùng sẽ bắt gặp một đường link download ứng dụng. Lời miêu tả hết sức "mời gọi" khi nó cho phép không chỉ nhìn xuyên thấu quần áo người khác một cách bí mật trên màn hình thiết bị mà còn có thể chụp hình lại.

Tất nhiên, những ai tò mò và háo hức click vào sẽ chỉ thất vọng: ứng dụng này hoàn toàn không hoạt động. Ngược lại, việc duy nhất mà Android. Uracto làm khi được kích hoạt là tự động tải thông tin danh bạ của thiết bị lên một máy chủ mặc định.

Các chuyên gia của Symantec cho biết họ đã khảo sát kỹ hơn và phát hiện có tới 10 ứng dụng tương tự Android.Uracto do cùng một nhóm tội phạm phát triển. Các máy chủ lưu trữ tên miền của các website lừa đảo được đặt tại Singapore và tại bang Georgia, nước Mỹ.

Mặc dù những ứng dụng này có giao diện và vẻ ngoài khác nhau, nhưng chúng có thể được chia thành 3 nhóm chính:
1. Nhóm ứng dụng chỉ lấy cắp dữ liệu được lưu trữ trong danh bạ của các thiết bị 

2. Nhóm ứng dụng lấy cắp những thông tin liên lạc đồng thời gửi tin nhắn rác tới tất cả danh sách bạn bè, trong đó có chứa liên kết dụ dỗ người dùng tải về ứng dụng độc hại 

3. Nhóm ứng dụng lấy cắp thông tin liên lạc và tìm cách lừa đảo người dùng trả tiền cho những dịch vụ giả mạo 

"Trong đa số các trường hợp, nếu như không có việc gì quá cần thiết, tốt nhất người dùng không nên click vào các đường link có trong tin nhắn SMS hay email mà nội dung của chúng có vẻ đáng ngờ. Bạn chỉ nên tải ứng dụng từ các nhà cung cấp uy tín hoặc các quầy ứng dụng lớn như App Store, Google Marketplace, Windows Marketplace mà thôi", các chuyên gia bảo mật khuyến cáo.

Theo Trọng Cầm (VNN / PCWorld) 


 

các tin khác

  • Bản nâng cấp Windows Blue bị rò rỉ và cho phép tải về trên Internet
  • Mẹo bảo vệ smartphone, tablet Android khỏi malware
  • iOS 7 sẽ mang giao diện "phẳng" mới?
  • Tạo mật khẩu an toàn
  • iOS 6.1.3 lại mắc lỗi ngốn pin iPhone
  • Facebook thêm tính năng “trả lời bình luận”
  • Chrome 26 ra mắt, cải thiện tính năng soát lỗi
  • Chuyển đổi định dạng và download video từ Youtube với phần mềm bản quyền
  • Windows Blue sẽ chính thức lộ diện trong tháng 6

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.