Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Conficker dồn "lũ thư rác" ngập tràn Internet

Thứ ba 14/04/2009 15:49
printer envelope zini zini zini zini
Biến thể Conficker.e đã biến những PC bị lây nhiễm con sâu máy tính này trở thành những chiếc máy phát thư rác với khả năng gửi đi hàng trăm tỉ bức thư rác mỗi ngày.

 Cụ thể Kaspersky Lab cho biết khi lây nhiễm thành công hoặc cập nhật thông qua những biến thể trước đây Conficker.e sẽ kéo thêm “người đồng đội” Waledac - mã độc khét tiếng về “tài năng” phát tán thư rác.

Nhờ vậy mà những chiếc PC bị lây nhiễm Conficker đã có thêm “tính năng” phát tán thư rác. Số lượng PC bị lây nhiễm Conficker hiện tại không phải là nhỏ. Từ đó có thể thấy tới đây mạng Internet toàn cầu sẽ ngập lụt trong thư rác.

Con số thống kê của Kaspersky cho thấy trong 12 giờ đồng hồ một chiếc PC bị nhiễm Conficker.e có khả năng gửi đi 42.298 bức thư rác. Chỉ bằng một phép tính đơn giản ai cũng có thể thấy trong một ngày một chiếc PC như thế này có thể gửi đi hơn 80.000 bức thư rác.

“Giả dụ số lượng PC bị nhiễm Conficker hiện tại trên thế giới là khoảng 5 triệu chiếc thì mỗi ngày chúng ta cũng đã phải đối mặt với khoảng 400 tỉ bức thư rác,” Alex Gostev – Chuyên gia nghiên cưu của Kaspersky - cho biết.

Ông Gostev cho biết liên kết được nhúng trong các mỗi bức thư rác do Conficker-Waledac phát tán đi đều sử dụng một tên miền riêng biệt nhằm giúp nó có thể dễ dàng qua mặt các công cụ lọc thư rác sử dụng giải pháp phân tích đánh giá mức độ thường xuyên tên miền được sử dụng trong các email để phát hiện thư rác.

“Kaspersky đã phát hiện thấy Conficker đã sử dụng có khoảng 40.542 tên miền cấp 3 và 33 tên miền cấp 2 khác nhau trong các bức thư rác,” ông Gostev cho biết. “Đây đều là những tên miền thuộc về những kẻ chuyên phát tán thư rác hoặc các doanh nghiệp đã đặt hàng những kẻ đứng đằng sau điều khiển Conficker phát tán thư quảng cáo sản phẩm”.

Hiện vẫn chưa có một con số ước tính tương đối chính xác nào về số lượng PC bị lây nhiễm Conficker trên toàn cầu. Song có thể dễ dàng thấy rằng số lượng này càng lớn bao nhiêu thì số lượng thư rác được “đổ” lên mạng Internet cũng tăng theo.

Bản thân Conficker không có năng lực phát tán thư rác mà “nghiệp vụ” này đều do Waledac thực hiện. Trách nhiệm của Conficker hiện tại vẫn chỉ là tấn công lây nhiễm lên PC người dùng và biến đó trở thành công cụ giúp tin tặc thực hiện các mưu đồ đen tối.

Theo Tuổi Trẻ/Computerworld


 

các tin khác

  • IE8 sẽ được tự động nâng cấp
  • 5 điều lưu ý khi mua máy ảnh số ống kính rời
  • Sang năm, 83% doanh nghiệp không tơ tưởng đến Windows 7
  • Vietnamobile và “cơn sốt” SIM số đẹp 092
  • Chương trình đào tạo Java lần đầu tiên tại VN
  • Số miếng vá "nghiêm trọng" nhiều kỷ lục trong tháng 4
  • Ra mắt phần mềm xem phim siêu tốc
  • Phần mềm trộm password nở rộ trên web
  • Windows XP bước sang giai đoạn hỗ trợ mở rộng

tin đọc nhiều

  • iPad Pro M1 và iMac M1 mới có giá dự kiến từ 21,99 triệu
  • 4 linh kiện 'siêu đỉnh' dành cho ô tô thông minh
  • Apple phát hành iOS 14.5 với hơn 15 tính năng mới
  • 3 mẫu quạt điều hòa giảm giá hơn 70%
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.