Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Cơ hội nào cho phần mềm diệt virus nội mới ra đời?

Thứ năm 14/03/2013 16:26
printer envelope zini zini zini zini
Do đi chậm hơn và quá trình đầu tư để đưa ra sản phẩm hoàn thiện mất rất nhiều thời gian nên các phần mềm virus mới ra đời rất khó có "cửa" cạnh tranh với những phần mềm đang có trên thị trường dù được nhà nước hỗ trợ.

Dù thị phần phần mềm diệt virus bản quyền chưa chiếm đến 50% nhưng khó có "cửa" cho các doanh nghiệp nội muốn tham gia "sân chơi" này. Ảnh:Thái Anh.

Sẽ khuyến khích và hỗ trợ phần mềm diệt virus nội

Theo Dự thảo sợ bộ Luật An toàn thông tin (ATTT) số, cơ quan quản lý sẽ tăng cường khuyến khích và hỗ trợ để doanh nghiệp nội địa sớm có những sản phẩm chống virus, ngăn chặn thư rác và các cuộc tấn công trên mạng, phát hiện các hiểm họa tấn công; cũng như nghiên cứu phát triển những sản phẩm, giải pháp và mô hình dịch vụ nội địa về ATTT để bổ sung cho các sản phẩm nhập khẩu.

Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT- Bộ TT&TT) cho biết, để đảm bảo an toàn an ninh thông tin và chủ quyền số quốc gia, số lượng sản phẩm ATTT nội phải chiếm ít nhất 50%. Do đó, trên cơ sở quy định của Luật ATTT số, chúng ta sẽ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp "nội" phù hợp thông qua ưu đãi về thuế, chính sách hay các chương trình của Chính phủ. "Hiện các ý tưởng cụ thể mới trong quá trình nghiên cứu và thảo luận vì đây là vấn đề rất mới", ông Khánh cho biết thêm.

Thị trường phần mềm diệt virus tại Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động của một số nhà cung cấp nước ngoài như Norton Antivirus, Kaspersky, Mc Afee, Trend Micro, Bit Defender, Avira... và 2 sản phẩm trong nước là Bkav, CMC.

Sau một thời gian "rửa tay gác kiếm", năm 2009, một phần mềm "nội" khác cùng thời với Bbav là D32 của tác giả Trương Minh Nhật Quang (Đại học Cần Thơ) bỗng dưng "tái xuất" với lời hứa hẹn sẽ cho ra mắt một phiên bản mới và tiến hành thương mại hóa thay vì miễn phí như trước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, D32 phiên bản năm 2009 vẫn chưa tạo được bất kỳ tiếng vang nào và dự kiến D2 Anti-Virus 2013 với giao diện Metro sẽ được phát hành trong quý 1/2013. Năm 2010, một doanh nghiệp CNTT lớn ở Việt Nam cũng “thai nghén” dự án phần mềm diệt virus nội mang tên Lock PC nhưng dự án này đã sớm "chết yểu".

Theo đại diện Bkav, đỉnh điểm của sự sôi động trên thị trường phần mềm diệt virus là cách đây khoảng 3 - 4 năm với sự xuất hiện của rất nhiều các hãng tên tuổi trên thế giới. Nhưng sau một thời gian sử dụng, không ít phần mềm diệt virus đã liên tục xóa file, làm hỏng hệ thống gây mất lòng tin của người sử dụng. Cuối cùng thị trường chỉ còn giữ lại một vài phần mềm truyền thống. "Số lượng người sử dụng phần mềm thương mại có bản quyền hiện nay chưa chiếm đến 50% số lượng máy tính cài đặt phần mềm diệt virus", đại diện Bkav nói.

Tối thiểu 10 năm để đưa ra phần mềm diệt virus mới

Nhìn vào bức tranh tổng thể thị trường Việt Nam sẽ thấy hai doanh nghiệp “nội” là CMC và Bkav đang “đấu” với hàng loạt tên tuổi lớn và vẫn phải chịu cảnh "lép vế" trước hết là về số lượng. Theo ông Vũ Quốc Thành, Tổng thư ký Hiệp hội ATTT Việt Nam, nếu chỉ đơn thuần là một phần mềm diệt virus thì các hãng bảo mật tên tuổi đã tiến những bước rất xa nên cơ hội để phần mềm diệt virus mới ra đời của Việt Nam cạnh tranh được là rất khó, gần như không thể. "Do đó, các doanh nghiệp nội nếu muốn tham gia vào lĩnh vực ATTT thì nên lựa chọn cung cấp những phần mềm chặn tin nhắn rác, chặn thư điện tử rác", ông Thành khẳng định.

Bên cạnh đó, do những phần mềm diệt virus ngoại đều đã được các tổ chức lớn sử dụng và có hàng trăm triệu khách hàng nên phần mềm "made in Việt Nam" càng yếu thế. Vì vậy, nhà nước nên tổ chức đánh giá, thẩm định một số phần mềm bảo mật nhằm đưa ra những đánh giá rõ ràng về chất lượng, độ tiện dụng cũng như các tính năng của phần mềm diệt virus nội. Như vậy, chúng ta sẽ có căn cứ để so sánh giữa các phần mềm bảo mật trong và ngoài nước. "Trên cơ cở đó, người dùng không còn thấy băn khoăn về chất lượng sản phẩm nội khi lựa chọn phần mềm diệt virus", ông Thành nói.

Cùng quan điểm, đại điện Bkav cho rằng, khác với các dịch vụ Internet như mạng xã hội... một doanh nghiệp muốn cung cấp được một phần mềm diệt virus tốt phải có thời gian tối thiểu 10 năm để chuẩn bị hệ thống chuyên gia phân tích, công nghệ bảo mật lõi, nghiên cứu thị trường, hỗ trợ khách hàng..."Các doanh nghiệp nội muốn tham gia thị trường phần mềm diệt virus phải đầu tư dài hơi thay vì "ăn xổi" đầu tư một vài năm đầu tiên", đại diện Bkav nhấn mạnh.

Chưa kể, người dùng Việt Nam thường ít có thói quen bỏ tiền mua phần mềm có bản quyền và đây là một rào cản không nhỏ cho các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường."Trong khi đó, ở các nước như Singapore có quy định bắt buộc người dùng phải mua phần mềm diệt virus bản quyền nên có nhiều "đất" hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này", đại diện Bkav dẫn chứng.

Theo Thế Phương (ICTnews)


 

các tin khác

  • Hàng chục nghìn người mắc lừa tặng điện thoại trên Facebook
  • Nokia cũng tin Microsoft có smartphone riêng
  • MobiFone “triệt” tin nhắn rác
  • “Cha đẻ” bất ngờ từ nhiệm, tương lai của Android bị đặt dấu hỏi
  • Giả tặng Galaxy S IV miễn phí để "câu Like" Facebook
  • “Nokia nhái giá 299.000đ” tràn ra vỉa hè
  • Ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí nào là số 1 ở Việt Nam?
  • Nhaccuatui.com phủ nhận tin đồn bị thâu tóm
  • Apple đã không còn đặt trọn niềm tin vào Foxconn

tin đọc nhiều

  • iPhone 11 Pro 64 GB giá chỉ còn 15,5 triệu đồng
  • Cách hạn chế bị mất tiền khi sử dụng iPhone
  • 7 lý do vì sao bạn nên cập nhật Google Chrome 90 ngay lập tức
  • Chương trình giúp ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.