Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu

7 lớp bảo mật mọi máy tính nên có

Thứ ba 30/03/2010 13:40
printer envelope zini zini zini zini
Mỗi khi bạn kết nối mạng, tức là bạn đang đặt máy tính và các thông tin lưu trong máy tính của mình đối diện với các mối nguy hiểm rình rập trên mạng


Ảnh minh họa.

Theo Roger Thompson, giám đốc bảo mật của hãng AVG Technologies, điều quan trọng nhất người dùng web nên nhớ là 99% các cuộc tấn công đến từ web. Vậy làm thế nào để bảo vệ máy tính và dữ liệu của chúng ta?

Roger Thompson cho rằng cách tốt nhất là bảo vệ máy tính qua các lớp bảo mật. Nếu một vùng bảo vệ chỉ đạt hiệu quả 75%, các lớp bảo vệ khác sẽ lấp nốt các lỗ hổng còn lại. Các lớp bảo vệ này nên gồm:

Tường lửa. Tường lửa bảo vệ máy tính khỏi những kẻ tấn công. Có nhiều lựa chọn tường lửa: gồm tường lửa phần cứng, phần mềm và tường lửa trong các định tuyến không dây.

Phần mềm chống virus, mã độc và spyware. Các phần mềm này bảo vệ máy tính khỏi virus, Trojans, sâu, rootkit và những cuộc tấn công. Ngày nay, các chương trình này thường được đóng gói làm một. Bởi vì có hàng nghìn biến thể mã độc xuất hiện hàng ngày, nên rất khó để các công ty phần mềm có thể theo kịp. Vì vậy, nhiều người dùng cảm thấy an toàn hơn khi cài nhiều chương trình bảo mật, nếu chương trình này bỏ qua một mã độc nào đó, có thể chương trình khác sẽ phát hiện được.

Giám sát hành vi. Theo Roger Thompson, giám sát hành vi là để phát hiện ra những hành vi khả nghi của mã độc. Ví dụ, một chương trình mới tự cài đặt vào máy tính có thể là mã độc có chức năng ghi lại hoạt động của bàn phím.

Dùng phiên bản trình duyệt mới. Internet Explorer 8 có thể không hoàn hảo nhưng nó còn an toàn hơn nhiều IE6, phiên bản trình duyệt lỗi thời của Microsoft hiện vẫn còn rất nhiều người dùng.

Phần mềm quản trị người dùng và kiểm soát mạng. Một máy tính bị nhiễm có thể phá hủy toàn mạng, do đó để đảm bảo an toàn hơn nên kiểm soát các website nhân viên truy cập thông qua các chính sách quản lý trên máy chủ.

Phần mềm mã hóa dữ liệu. Nên lưu cất dữ liệu an toàn bằng cách mã hóa chúng.

Hệ thống dự phòng trực tuyến. Điều này giúp bạn có thể lấy lại dữ liệu trong trường hợp máy tính bị ăn cắp hay hỏng.

Theo Quốc Cường ( ICTnews / IT Business)


 

các tin khác

  • Ghép mặt vào ảnh siêu tốc, nhìn cực... "sốc"
  • Trang trí tab mới của Google Chrome
  • Những trò “chơi khăm” thú vị trong ngày 1/4
  • Google dịch tiếng kêu của động vật sang tiếng Anh
  • 20 phím tắt tuyệt vời cho BlackBerry Bold 9700
  • Đăng ký tài khoản iTunes Store không cần thẻ tín dụng
  • Thị phần toàn cầu của Firefox gần đạt 30%
  • 5 tuyệt chiêu tăng tốc độ Internet 3G
  • "Siêu" từ điển nguồn mở miễn phí

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.