5 ứng dụng chặn quảng cáo độc hại tốt nhất trên Android

Quảng cáo là nguồn thu chính để duy trì trang web. Tuy nhiên, nhiều nhà phát triển lại quá lạm dụng việc này khiến người dùng gặp khó khăn trong quá trình sử dụng.

1. AdAway (yêu cầu root)

Adaway trước đây đã từng xuất hiện trên Google Play nhưng sau đó ứng dụng đã bị gỡ bỏ do vi phạm một số điều khoản của Google. 

Đối với các thiết bị Android đã root, bạn có thể tải và cài đặt ứng dụng Adaway tại địa chỉ https://adaway.org/. Hãy chắc chắn rằng tùy chọn Unknown sources (không rõ nguồn gốc) đã được kích hoạt trong phần Settings (cài đặt) > Security (bảo mật).

Khi hoàn tất, người dùng chỉ cần mở ứng dụng, nhấp vào tùy chọn Download files and apple ad blocking (tải tập tin và áp dụng chặn quảng cáo), khởi động lại thiết bị để áp dụng các thay đổi. Kể từ lúc này, gần như mọi quảng cáo trên smartphone đều sẽ bị chặn.

2. Adblocker Plus (không cần root)

Adblocker Plus là cái tên khá phổ biến đối với người dùng máy tính và điện thoại, ứng dụng có thể hoạt động trên các thiết bị đã root và chưa root. Về cơ bản, Adblocker Plus sẽ chạy nền và lọc lưu lượng truy cập web, từ đó chặn bớt các quảng cáo không cần thiết. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thông tin về ứng dụng tại địa chỉ https://adblockplus.org/android-about.

3. AdGuard (không cần root)

AdGuard hoạt động như Adblock Plus, ứng dụng sẽ chạy nền và lọc lưu lượng truy cập web. Phiên bản miễn phí chỉ hỗ trợ chặn quảng cáo trong trình duyệt web. Tuy nhiên như vậy là đã quá đủ đối với nhu cầu của một người bình thường. 

Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại và truy cập địa chỉ https://adguard.com/en/welcome.html, nhấn Products và lựa chọn bản cài đặt tương ứng (hỗ trợ Windows, Mac, Android, iOS,…). Ở đây người viết sẽ thử nghiệm trên Android, đối với các hệ điều hành khác, bạn cũng thực hiện tương tự.

Khi hoàn tất, bạn hãy bấm vào tập tin APK để cài đặt. Hãy chắc chắn rằng tùy chọn Unknown sources (không rõ nguồn gốc) trong phần Settings (cài đặt) > Security (bảo mật) đã được kích hoạt.

Trước khi sử dụng, bạn hãy mở Adguard và chạm vào biểu tượng ba chấm ở góc trên bên phải, chọn Settings (cài đặt) > General (cài đặt) > Language (ngôn ngữ) để thay đổi ngôn ngữ hiển thị sang tiếng Việt.

Để chặn quảng cáo độc hại và theo dõi, bạn hãy truy cập vào phần Cài đặt > Bộ chặn quảng cáo, chọn các bộ lọc cần sử dụng như Bộ lọc gián điệp, Bộ lọc quảng cáo di động, Fanboy’s Vietnamese,… Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự thêm các quy tắc hoặc địa chỉ dẫn đến tập tin chặn quảng cáo thông qua mục Bộ lọc của người dùng.

3 cách chặn quảng cáo trên YouTube
3 cách chặn quảng cáo trên YouTube
(PLO) - Nếu cảm thấy phiền phức vì những mẩu quảng cáo cứ liên tục xuất hiện trên màn hình, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để ngăn chặn quảng cáo trên YouTube.

4. Chặn quảng cáo trên Google Chrome (không cần root)

Đa số các trình duyệt hiện nay đều tích hợp công cụ chặn những mẩu quảng cáo gây khó chịu, đơn cử như Google Chrome, Brave, Firefox Focus, Kiwi Browser, Samsung Browser và Dolphin Browser.

Ví dụ như Firefox Focus, ứng dụng tập trung chủ yếu vào các giải pháp bảo mật sự riêng tư, một khi chế độ Private Browsing được kích hoạt, người dùng sẽ không bị theo dõi bởi cookies. Cũng trong phần cài đặt, bạn có thể vô hiệu hóa các trackers (theo dõi), thay đổi công cụ tìm kiếm, ngôn ngữ… đặc biệt Firefox Focus còn có thể hoạt động như một tiện ích chặn quảng cáo trên trình duyệt Safari.

5. Block This (không cần root)

Block This là ứng dụng chặn quảng cáo mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Không giống như các ứng dụng khác, Block This sử dụng DNS để chặn thay vì bộ lọc, nhà phát triển cho biết phương pháp này sử dụng ít pin hơn.  

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Đọc thêm