Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Tiền của Uber đi đâu về đâu?

Chủ nhật 08/04/2018 18:57
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)-Khi trả 100.000 đồng cho tài xế Uber có bao giờ bạn tự hỏi tiền sẽ chảy vào túi ai, Uber được hưởng mấy phần? Vì sao Uber bị tố trốn thuế, và mãi không chịu có lời?

Theo nhiều người hiểu,  Uber được hưởng 25%, trước đây là 20, và tài xế - hay đối tác theo cách gọi của Uber sẽ có 75.000 đồng còn lại. Vấn đề là tài xế không nhận được khoảng 75.000 đồng đó ngay vì lập tức Uber sẽ trừ vào tài khoản của lái xe số tiền 100.000 đồng. Nhưng Uber nào trừ?


Tiền của khách hàng sẽ đi như thế nào?

Tại Việt Nam, trong vụ truy thu thuế, và cả vụ kiện ngành thuế ra tòa, một cái tên khá lạ với người Việt xuất hiện: Uber BV. Uber BV và Uber có quan hệ gì?

Trở lại tình huống ban đầu, khi bạn trả 100.000 đồng cho tài xế thì số tiền đó sẽ vượt Đại Tây Dương qua đến Hà Lan nơi đăng ký hoạt động của Uber BV, tên đầy đủ và chính xác là Uber Internationla BV. Đây chính là công ty thu nhận mọi hoạt động kinh doanh của Uber tại Việt Nam và khắp toàn thế giới.

Bấy giờ, dòng tiền từ Việt Nam chảy đến Uber ở Hà Lan sẽ chia làm hai phần, một là khoảng 75% mà tài xế được chia, một là 25% mà Uber được hưởng. Số tiền 75.000 nói trên một tuần sau sẽ được hoàn trả cho tài xế và lúc này Uber ở Hà Lan có 25.000 đồng.

Đi đường xa để trốn thuế

Khi 25.000 đồng được chuyển đến Uber International BV ở Hà Lan thì tiền không nằm ở đó mà lại được chuyển đến một công ty khác là Uber International CV  đăng ký hoạt động ở Hà Lan nhưng có trụ sở điều hành tại Bermuda, một hòn đảo ở vùng Caribbean.

Điểm độc đáo của công ty thứ hai là không hề có nhân viên, và trụ sở lại nằm trong một công ty luật. Đấy chính công ty bình phong - shell company - danh bất hư truyền.

Số tiền từ Hà Lan đến Bermuda đó được gọi là phí bản quyền, và theo ngôn ngữ trong thỏa thuận của Uber BV và Uber CV thì đó là "Intangible Property License Agreement", tức là Thỏa thuận bản quyền tài sản vô hình. Theo luật Hà Lan, tiền phí bản quyền này không phải đóng thuế.

Vậy là, nếu lần theo dấu dòng tiền sẽ thấy 25.000 đồng mà Uber International BV Hà Lan đang nắm giữ đó thì 99% sẽ được chuyển đến Uber International CV ở Bermuda. Điều đó có nghĩa là chỉ còn 250 đồng, tương ứng với 1%, ở lại Hà Lan, còn 24.975 đồng còn lại sẽ chuyển đến đảo giấu tiền ở vùng Carribean.

Và từ đây, chỉ một phần rất nhỏ, 1,5% của số tiền ở Bermuada đó, theo điều tra của tạp chí Fortune, được chuyển đến cho Uber Technology, Inc có tổng hành dinh tại San Francisco, Mỹ. Và người Mỹ chỉ có thể đánh thuế được trên số tiền nhỏ nhoi này.

Uber ở Việt Nam đóng thuế như thế nào?

Uber BV là pháp nhân nước ngoài vì thế đóng thuế theo thuế khoán, thuế nhà thầu. Mức thuế này ở Việt Nam là 2% trên doanh thu được hưởng, và 3% trên lợi nhuận làm ra. Theo lẽ, trong doanh thu 25.000 đồng của Uber tại Hà Lan đó, Uber phải đóng thuế cho Việt Nam 2%, là 500 đồng. Riêng con số 3% thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên lợi nhuận không thể thu được vì phần tiền chảy qua Hà Lan rồi đến Bermuda thuế đã được rửa sạch dấu vết.

Không ai có thể biết được Uber thu bao nhiều tiền, bao nhiêu xe ở Việt Nam, và mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng thực hiện bao nhiêu cuốc xe. Uber có một phần mềm để bảo mật, ngăn cản sự dòm ngó của cơ quan chức năng. Một bức màn nhung huyền bí đã che phủ tất cả vì doanh thu của Uber vẫn là một ẩn số. Vậy nên, Uber có thể khai bao nhiều là tùy thích?

Tài xế gánh đủ


Ngành thuế ở Việt Nam chỉ có thể thu được hai thuế: Một là thuế thu nhập cá nhân, hai là thuế VAT, nhưng cả hai sắc thuế này, lại đổ lên đầu tài xế, hay đối tác theo cách gọi của Uber.

Điều đáng nói nữa là Uber sẽ thu hộ nhà nước khoản thuế này từ tài xế, và sau đó sẽ nộp vào ngân sách nhà nước. Nhưng một lần nữa, doanh thu của Uber không ai đong đếm được, vì thế phần thu hộ hay kê khai, giả dụ Uber muốn "ăn dày", họ vẫn có cách để làm được.

Hơn nữa, Uber luôn viện dẫn Việt Nam và Hà Lan đã có Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, và theo họ, Uber đã đóng thuế ở Hà Lan rồi thì không phải đóng thuế ở Việt Nam nữa. Mà Uber đóng thuế ở Hà Lan như thế nào thì phần trên đã phân tích rõ.

Vì thế, rất khó để truy theo dấu vết của dòng tiền, và càng không biết được kỹ nghệ kê khai thuế của những công ty đa quốc gia thì khó có thể buộc họ tuyên bố có lãi để đóng thuế được.

Và cũng vì thế, buộc Uber có trụ sở tại Việt Nam, và bắt buộc Uber phải có lãi để đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là một điều hết sức khó khăn.

DIỆU THẢO (T/H)
 

Tag

uber, grab, trốn thuế, tài xế, thuế thu nhập cá nhân

các tin khác

  • Tăng khả năng tư duy cho trẻ thông qua việc lập trình
  • Đánh giá mẫu loa karaoke nhỏ gọn cho gia đình
  • 3 mẫu smartphone giảm giá mạnh trong tuần
  • Sự kiện công nghệ nổi bật trong tuần
  • Uber chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam
  • Xiaomi mở cửa hàng lớn nhất khu vực tại TP.HCM
  • Cách cập nhật thông tin thuê bao di động ngay tại nhà
  • Nova 3e hút khách trong ngày đầu mở bán
  • Nhận ngay thẻ cào 50.000 đồng khi trải nghiệm laptop

tin liên quan

  • Tin nhắn của người dùng bị Facebook đọc lén?
  • Khi các hãng smartphone quảng cáo sai sự thật
  • Xuất hiện mã độc đọc lén tin nhắn Facebook Messenger

tin đọc nhiều

  • Cách nhận vé xe về quê ăn tết miễn phí
  • Việt Nam thiệt hại 1 tỉ USD do virus máy tính trong năm 2020
  • 4 tiện ích mở rộng bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.