Top 10 bàn phím chơi game tuyệt nhất

Bàn phím cơ

Hầu hết bàn phím chơi game đều là các bàn phím cơ học sử dụng các công tác riêng biệt (switch) cho từng phím, mang lại sự chính xác, êm ái và bền bỉ tuyệt đối. Tuổi thọ của bàn phím cơ là khoảng 30-50 triệu lần nhấn mỗi phím so với 1-5 triệu lần của các bàn phím thông thường. Hầu hết các bàn phím cơ này để sử dụng cơ chế của Cherry MX, được phân biệt bằng màu (Đen, Nâu, Xanh, và Đỏ). Mỗi switch này có thiết kế khác nhau, tương đương với một lực nhấn, độ ồn, độ nặng nhẹ khác nhau, phù hợp với cảm giác gõ của từng người. Thường thì bạn sẽ thấy các bàn phím chơi game sử dụng switch bằng vật liệu silicon hoặc cao su, bên dưới là lớp mỏng gắn bộ cân bằng giống như bàn phím laptop

Tính năng

Đối với các bàn phím thông thường thì các tính năng thêm vào không phải là yếu tố quá quan trọng. Nhưng với các bàn phím chơi game thì lại lại. Chẳng hạn như ánh sáng nền trên bàn phím không chỉ để bật sáng các phím trong bóng tối mà còn cho phép điều chỉnh màu sắc cho từng phím khác nhau với các công dụng khác nhau. 

Một tính năng khác của bàn phím chơi game cũng rất được quan tâm đó là tháo cắm nóng các phím. Khả năng này cho phép người chơi có thể thay thế các phím bấm trong thời gian nhanh nhất mà không phải tắt máy tính. Ngoài ra, bàn phím còn có những phím với chắc năng riêng biệt, chẳng hạn như dùng để thống kê, liên lạc âm thanh hoặc bằng text. Nói chung, đã là bàn phím chơi game thì không có chuyện chỉ để gõ không mà nó còn được tích hợp rất nhiều tính năng chuyên biệt để phục vụ game thủ một cách tốt nhất. 

Razer Orbweaver

Giá tham khảo: 130USD

Ảnh minh họa

Có thể bàn phím của Razer Orbweaver không dành cho tất cả mọi người nhưng nó lại là thứ thèm muốn của giới game thủ. Razer Orbweaver là sự kết hợp của các yếu tố điều khiển trực quan, thiết kế có thể tùy biến (có thể điều chỉnh để phù hợp với từng người) và nhiều phím chức năng riêng (20 phím được lập trình sẵn). Tuy nhiên, không phải game thủ nào cũng có thể bỏ ra gần 3 triệu đồng để mua về chiếc bàn phím này. Ngoài ra, ánh sáng nền của Razer Orbweaver lại không thể điều chỉnh được.  

SteelSeries Apex

Giá tham khảo: 100USD

Ảnh minh họa

SteelSeries Apex là bàn phím khá lớn, nhiều tính năng và được xem là trợ thủ đắc lực cho game thủ. Giá của nó cũng rất mềm nên có thể nằm trong tầm tay nhiều người. SteelSeries Apex có phím Space cực lớn cùng các phím mũi tên chéo phụ kèm. Bàn phím cũng có rất nhiều các phím điều khiển lập trình sẵn.  

CM Storm Quick Fire Stealth

Giá tham khảo: 85USD

Ảnh minh họa

Giá cả hợp lý và cho những trải nghiệm chơi game tuyệt vời nhưng không phải game thủ nào cũng thích bàn phím này do nó được thiết kế quá đơn giản, giống như bàn phím máy tính thông thường. Ngoài ra, bàn phím cũng không có ánh sáng nền gây khó khăn rất lớn cho chơi game trong môi trường thiếu sáng. 

Razer Tartarus

Giá tham khảo: 80USD

Ảnh minh họa

Đây là lựa chọn của các game thủ có hầu bao hạn hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu bàn phím danh tiếng của Razer. Razer Tartarus có dạng thiết kế hỗ trợ rất tốt cho cổ tay và khuỷu tay. Bàn phím có 15 phím được lập trình riêng có cả ánh sáng nền. 

Rosewill Helios RK-9200

Giá tham khảo: 140USD

Ảnh minh họa

Bàn phím này hỗ trợ rất nhiều tính năng thân thiện với game thủ với kiểu thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự tiện lợi và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người chơi. 

Logitech G19s

Giá tham khảo: 140USD

Ảnh minh họa

Dù giá có cao hơn chút nhưng Logitech G19s có rất nhiều tính năng tùy chỉnh. Nó còn được trang bị sẵn màn hình để thực hiện các giao tiếp về dữ liệu, liên lạc và video. Tuy nhiên, kết cấu của bàn phím lại bằng nhựa mang cảm giác là sản phẩm rẻ tiền. 

Logitech G710

Giá tham khảo: 150USD

Ảnh minh họa

Cũng giống như G19s, tuy có nhiều tính năng nhưng do cấu tạo bằng nhựa rẻ tiền nên Logitech G710+ khó lòng đáp ứng nhu cầu của các game thủ khó tính. 

Mad Catz S.T.R.I.K.E. 3

Giá tham khảo: 100USD

Ảnh minh họa

Với chất liệu phím bằng silicon, Mad Catz S.T.R.I.K.E. 3 mang lại cho người chơi cảm giác thoải mái nhất. Bàn phím có thiết kế đẹp nhưng kỳ thực lại không tiện dụng. 

Razer DeathStalker Ultimate

Giá tham khảo: 250USD

Ảnh minh họa

Đây là một trong số ít những bàn phím chơi game cao cấp nhất của Razer cho phép chuyển đổi giao diện người dùng (UI) và có thể điều chỉnh và thay đổi được màu sắc ánh sáng nền. Razer DeathStalker Ultimate được lập trình đầy đủ cho toàn bộ các phím. 

Theo Tuệ Minh (VnMedia)

Đọc thêm