Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Tìm lại smartphone ngay cả khi GPS bị tắt

Thứ ba 14/07/2015 10:39
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) – Cerberus tỏ ra vượt trội hơn hẳn các ứng dụng tìm kiếm khác nhờ vào khả năng định vị chính xác vị trí của chiếc điện thoại, ngay cả khi tính năng GPS đã bị vô hiệu hóa.
Cerberus là một ứng dụng chống trộm khá tốt, giúp bạn có thể lần ra dấu vết của chiếc smartphone bị đánh cắp bằng nhiều tính năng hữu ích. Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào địa chỉ https://goo.gl/CjcBe để cài đặt ứng dụng. Cerberus sẽ cho phép người dùng xài thử miễn phí trong vòng một tuần, sau đó bạn cần mua giấy phép trọn đời với mức giá 4,99 USD chỉ với một lần thanh toán duy nhất, hỗ trợ theo dõi tối đa là 3 thiết bị.

Chương trình cung cấp đến 3 giải pháp để bảo vệ điện thoại, một là điều khiển từ xa thông qua trang web https://www.cerberusapp.com/, hai là bằng tin nhắn SMS từ một điện thoại khác và ba là cảnh báo tự động. Khi đã cài đặt hoàn tất, bạn hãy tạo một tài khoản rồi đăng nhập vào ứng dụng trên thiết bị và cả trên nền web.

Tại mục Command, người dùng sẽ có được rất nhiều lựa chọn để điều khiển hoặc theo dõi chiếc điện thoại từ xa đơn cử như xác định vị trí và theo dõi (Start tracking), khóa điện thoại bằng mật khẩu (Lock with code), phát báo động ngay cả khi điện thoại đang ở chế độ im lặng (Start emergency mode), chụp ảnh kẻ trộm (Take picture), thậm chí là quay video kẻ trộm (Capture video), xem lịch sử vị trí (Get location history) để biết rằng người này đã đi đến những đâu trong thời gian trước đó, xóa bộ nhớ trong thiết bị (Wipe device memory) và thẻ SD (Wipe SD card), ẩn ứng dụng Cerberus để tránh bị phát hiện (Hide from app drawer), ghi lại âm thanh từ micro (Record audio), nhận thông tin về mạng di động và Wi-Fi mà thiết bị đang kết nối, hoặc các điểm Wi-Fi gần đó và nhiều hơn thế nữa.
Ngược lại, tính năng cảnh báo tự động sẽ chỉ thực hiện các hành động khi có điều kiện xảy ra, chẳng hạn như nó sẽ gửi email/tin nhắn SMS cảnh báo nếu kẻ trộm thay đổi thẻ SIM, hoặc gửi ảnh chụp kẻ trộm khi nhập mã khóa sai vài lần. Người dùng có thể thiết lập thêm các tính năng riêng trong phần Nhiệm vụ tự động.

Ngay sau khi xác định được vị trí và hình ảnh của kẻ trộm, bạn hãy nhờ người thân, bạn bè cùng cơ quan chức năng vào cuộc để truy xét và bắt gọn kẻ trộm. Lưu ý, để tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng", chúng ta nên cài đặtCerberus ngay từ lúc này để hạn chế những rủi ro về sau.

Đặc biệt, nếu chiếc điện thoại đã được root, bạn có thể cài đặt Cerberus như một ứng dụng hệ thống để có thêm nhiều tính năng bổ sung hơn như bảo vệ an toàn cho ứng dụng ngay cả khi điện thoại bị khôi phục cài đặt gốc.

MINH HOÀNG
 

Tag

tìm lại điện thoại bị mất, tìm lại laptop bị mất, làm thế nào để tìm lại laptop bị mất, tìm lại smartphone bị đánh cắp, tìm lại máy tính bị đánh cắp, tìm lại android bị đánh cắp

các tin khác

  • Xuất hiện thêm smartphone siêu mỏng
  • Cách xử lý lỗi không vào được Wi-Fi
  • Gửi tin nhắn điện thoại từ PC và Mac
  • Ra mắt trang web hỏi đáp về giáo dục
  • Ứng dụng chỉnh nhạc như DJ
  • Cách làm quen những người bạn có cùng sở thích
  • Đặt vé máy bay và khách sạn dễ hơn bao giờ hết
  • Chrome, Firefox “khai tử” tạm thời Flash
  • Làm website đẹp chưa chắc hút khách

tin liên quan

  • Những điều cấm kị không nên đăng lên Facebook
  • Dùng Google tìm lại điện thoại bị mất
  • Ứng dụng dành cho người hay bị mất ngủ
  • Làm thế nào để tìm lại laptop bị mất

tin đọc nhiều

  • Cách kiểm tra camera iPhone có phải hàng chính hãng hay không
  • 4 ứng dụng cùng bạn đón Tết Tân Sửu 2021
  • Lộ diện phần mềm độc hại chuyên đánh cắp dữ liệu nhạy cảm
  • 5 cách tăng tốc tivi thông minh ngay tại nhà
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.