Tại sao chúng ta không có smartphone tự diệt khuẩn?

Trước đó vào năm 2011, Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh (Anh) đã phát hiện ra rằng 16% smartphone chứa vi khuẩn E. coli. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy smartphone chứa nhiều vi khuẩn hơn cả nhà vệ sinh.

ve-sinh-dien-thoai

Vệ sinh điện thoại đúng cách giúp giảm lây lan vi khuẩn. Ảnh: Internet

Vào năm 2014, Corning đã cho ra mắt một phiên bản Gorilla Glass có khả năng kháng khuẩn dựa trên ion bạc, được sử dụng để làm kính che màn hình, cửa sổ và cửa ra vào.

Corning nói rằng việc sử dụng kính này có thể làm giảm hơn 99,99% vi khuẩn (tuân thủ phương pháp JIS Z 2801). Hiện tại, loại kính này được áp dụng chủ yếu trên các thiết bị y tế và những thiết bị thanh toán ở nơi công cộng, cũng như trên mẫu điện thoại ZTE Axon vào năm 2015.

Những bề mặt, màn hình tự diệt vi khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay đều dựa trên ion bạc. 

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm y khoa thuộc ĐH Duke phát hiện ra rằng “không có sự thay đổi lớn về tổng thể vi khuẩn trên smartphone”. Kết quả nghiên cứu dựa vào tính hiệu quả của lớp phủ titan dioxide, tuy nhiên họ đã thất vọng khi thấy rằng lớp phủ không có tác dụng.

Titan dioxide được xúc tác bởi ánh sáng cực tím, ánh sáng mặt trời bình thường hoặc thậm chí ánh sáng trong nhà để giải phóng các nguyên tử đơn lẻ với các electron chưa ghép cặp (gốc tự do) nhằm tiêu diệt vi khuẩn. 

Hiện tại có khá nhiều công ty nghiên cứu về màn hình kháng khuẩn, tuy nhiên hiệu quả thật sự vẫn chưa được kiểm chứng. 

Kết quả nghiên cứu của Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ cũng chỉ ra rằng virus Corona có thể tồn tại trên các vật liệu vô tri vô giác như nhựa, thép, kính... khoảng ba ngày. 

Ở thời điểm hiện tại, người dùng có thể vệ sinh điện thoại để hạn chế lây lan vi khuẩn, virus theo hướng dẫn của Apple. Cụ thể, bạn hãy sử dụng một miếng khăn lau kháng khuẩn hoặc miếng vải mềm sợi nhỏ và cồn isopropyl 70% để làm sạch bề mặt cứng của điện thoại, đồng thời hạn chế chất lỏng lọt vào những khe hở trên thiết bị.

Đọc thêm