Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Smartphone Lenovo, Xiaomi và Huawei chứa phần mềm gián điệp

Thứ ba 15/05/2018 19:37
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Phần mềm gián điệp được cài sẵn trên smartphone của Lenovo, Huawei và Xiaomi có thể nghe lén cuộc gọi, theo dõi người dùng, gửi dữ liệu cá nhân về máy chủ từ xa…

Cách đây không lâu, Công ty bảo mật G Data (Đức) đã phát hiện một số mẫu smartphone Trung Quốc được cài sẵn phần mềm độc hại. “Điều này xảy ra trên rất nhiều dòng điện thoại” - Andy Hayter, nhà nghiên cứu bảo mật của G Data, cho biết.

Nhiều mẫu smartphone giảm giá 4 triệu đồng
Nhiều mẫu smartphone giảm giá 4 triệu đồng
(PLO) - Không lâu sau khi Samsung ra mắt bộ đôi Galaxy S9 và S9 Plus, một số cửa hàng đã bắt đầu giảm giá cho những phiên bản cũ lên đến 4 triệu đồng nhằm kích cầu người dùng.

Vào tháng 6-2014, G Data đã tìm thấy phần mềm độc hại được cài sẵn trên mẫu điện thoại Trung Quốc Star N9500. Không lâu sau đó (tháng 7-2014), một nhà nghiên cứu thuộc diễn đàn IMA Mobile (Hong Kong) đã tìm thấy phần mềm gián điệp trên mẫu điện thoại Xiaomi Redmi Note khi thiết bị cố gắng kết nối đến một địa chỉ IP tại Trung Quốc. Khi thử tắt ứng dụng đám mây MiCloud (giống iCloud của Apple) và cài đặt phiên bản Android mới, vấn đề vẫn tồn tại.

Theo Apple Insider, Xiaomi cho biết sẽ lưu trữ dữ liệu khách hàng ở Trung Quốc nhưng chỉ khi người dùng chấp nhận tham gia. Nếu những cáo buộc này là đúng thì đây không phải là lần đầu tiên một chiếc điện thoại của Trung Quốc bị phát hiện do thám người dùng.

Mọi chuyện dường như chưa dừng lại tại đây khi vào tháng 3-2015, các nhà nghiên cứu bảo mật của BlueBox cũng tìm thấy phần mềm độc hại tương tự trên mẫu smartphone Xiaomi Mi 4 LTE. 


Phần mềm gián điệp được tìm thấy trên tất cả thiết bị kể trên khá giống nhau, đều được cài sẵn trên điện thoại trước khi đến tay người tiêu dùng. “Phần mềm độc hại được tìm thấy bởi G Data có một đặc điểm độc đáo là không thể bị xóa. Tất nhiên bạn cũng không thể gỡ bỏ chúng, do đó lựa chọn duy nhất là mua điện thoại mới” - Hayter cho biết. Anh nghi ngờ phần mềm độc hại được cài đặt bởi một bên trung gian, một nơi nào đó giữa các nhà sản xuất và các cửa hàng điện thoại, người tiêu dùng.

Đa số phần mềm gián điệp đều ẩn mình rất kỹ trong hệ thống, một số còn thông minh đến độ biết cách “nằm vùng” chờ thời cơ để phá hoại. Trong các phần mềm gián điệp mà G Data phát hiện được có Android.Monitor.Gsyn.B, thực chất thì nó không chứa chức năng nào khác ngoài việc giám sát và ăn cắp hàng loạt dữ liệu của người dùng mà họ không hề hay biết. Thêm vào đó, nó còn có thể nghe lén các cuộc gọi, sao chép danh bạ, yêu cầu dữ liệu vị trí, ghi âm bằng micro trên máy, vô hiệu hóa các phần mềm antivirus và đọc lịch sử trình duyệt.

Ngoài ra, ứng dụng Facebook được cài sẵn trên smartphone đôi khi còn được chèn sẵn phần mềm độc hại Android.Trojan.Andup.D vào, cho phép tự động gửi tin nhắn SMS và nhiều hơn thế nữa.

Các nhà nghiên cứu không thể biết được phần mềm độc hại đã được chèn vào ở giai đoạn nào trong chuỗi cung ứng. Ngoài những hãng điện thoại kể trên, các nhà nghiên cứu G Data còn tìm thấy phần mềm gián điệp tương tự trên các mẫu điện thoại của Alps, ConCorde, DJC, SESONN và Xido. Tất cả đều được sản xuất tại Trung Quốc, ngoại trừ ConCorde, theo Softpedia.

G Data đã liên lạc với các công ty sản xuất về vấn đề điện thoại có chứa phần mềm độc hại, tuy nhiên chỉ có hai công ty trực tiếp trả lời. Huawei cho biết những vi phạm này diễn ra trong chuỗi cung ứng, bên ngoài quy trình sản xuất. Tương tự, Lenovo cho biết họ sẽ xem xét lại vấn đề.

Các nhà nghiên cứu tại Lacoon Mobile Security đã phát hiện một chiến dịch gián điệp nhắm vào những người biểu tình dân chủ ở Hong Kong vào ngày 30-9-2014. Michael Shaulov, Giám đốc điều hành của Lacoon Mobile Security, chia sẻ với Epoch Times: “Nó có thể theo dõi vị trí người dùng, nghe lén cuộc gọi và kiểm soát hoàn toàn điện thoại”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn bảo mật kém trên những dòng smartphone Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể sẽ phải đánh đổi dữ liệu cá nhân, hình ảnh, video quan trọng… khi mua điện thoại giá rẻ, không rõ nguồn gốc thay vì lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng.

Cách gỡ bỏ tận gốc các ứng dụng cứng đầu
Cách gỡ bỏ tận gốc các ứng dụng cứng đầu
(PLO)- Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể gỡ bỏ nhanh các ứng dụng cứng đầu trên máy tính và smartphone.
Mời bạn đón đọc các thủ thuật trên Kỷ Nguyên Số theo lịch sau đây:
- Thứ 2, 4: Thủ thuật Android.
- Thứ 3, 5: Thủ thuật iOS.
- Thứ 6, 7: Những sự kiện hay, nóng bỏng trong tuần.

TIỂU MINH
 

Tag

smartphone trung quốc, xiaomi, lenovo, huawei, trung quốc, phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại

các tin khác

  • Apple đau đầu vì bị kiện tập thể
  • Cập nhật ngay iOS 11.4 để tránh bị bẻ khóa iPhone
  • Làm thế nào để không bị giả mạo Facebook?
  • Nguy cơ bị theo dõi khi sử dụng smartphone Trung Quốc
  • Hệ thống đào tạo giáo viên chuẩn nước ngoài
  • Ngừng sử dụng Kaspersky vì lo ngại gián điệp
  • Xuất hiện smartphone có 3 camera đầu tiên tại VN
  • Giao lưu phát động “Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018”
  • Đây là lý do vì sao không nên mua Samsung Galaxy S9

tin liên quan

  • Cách gỡ bỏ tận gốc các ứng dụng cứng đầu
  • 10 giao diện Android tốt nhất năm 2018
  • Cách sử dụng video làm ảnh bìa Facebook cá nhân
  • Nhiều mẫu smartphone giảm giá 4 triệu đồng
  • Thiết bị mới giúp hạn chế mất tiền ATM

tin đọc nhiều

  • Cách kiểm tra mật khẩu trên điện thoại có bị rò rỉ hay không
  • Làm thế nào để hạn chế bị theo dõi khi sử dụng tivi thông minh
  • Garmin bất ngờ ra mắt mẫu đồng hồ thông minh dành cho phái nữ
  • iPhone 8 Plus 64 GB giá chỉ còn 7,39 triệu đồng
  • Cách để không bị theo dõi khi sử dụng LastPass
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.