Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Siêu vi xử lý tăng tuổi thọ pin điện thoại lên ‘hàng thập kỷ’

Thứ tư 01/04/2015 11:47
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Tuổi thọ pin luôn được coi là một điểm yếu chính của điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và những thiết bị di động khác. Nhưng vấn đề này có thể sẽ sớm được khắc phục nhờ một công nghệ mới hứa hẹn kéo dài tuổi thọ pin đến cả ‘thập kỷ’.

Công ty Atmel vừa phát hành vi điều khiển mới nhất (MCU) cho hàng loạt thiết bị có công suất thấp để chúng thậm chí có thể thu năng lượng từ cơ thể con người.

Vi điều khiển điện cực thấp SAM L là một phần của dòng MCU dựa trên ARM 32-bit của Atmel. Tất cả được trang bị bộ vi xử lý Cortex M0+ 32-bit của ARM.

Một số thiết bị của Apple, bao gồm iPhone 5S và iPad Air cũng được trang bị chip dựa trên công nghệ ARM.

Atmel cho biết, những vi điều khiển MCU của họ kéo dài ‘tuổi thọ pin từ vài năm cho đến vài thập kỷ, giảm số lần thay đổi pin cần thiết của những thiết bị như báo cháy, y tế, dược liệu, di động, và những thiết bị được đặt ở vùng nông thôn, nông nghiệp, ngoài khơi, các vùng sâu vùng xa khác.’ Chúng sử dụng 1/3 năng lượng so với các chip khác và là những vi điều khiển tốn ít năng lượng nhất từng được sản xuất.

Những vi điều khiển này hoạt động trên công nghệ picoPower và hệ thống Event System của Atmel, cho từng phần khác nhau của thiết bị cùng hoạt động để thực hiện công việc. Bằng cách ‘chia sẻ’ năng lượng hiệu quả, toàn bộ thiết bị dùng ít điện năng hơn, và do đó, thời lượng pin dài hơn.

Nó cũng có thể quản lý lượng năng lượng được dùng bởi các thành phần khác để làm chúng càng hiệu quả hơn.

Vì thế, công nghệ này có công suất rất thấp, thậm chí có thể thu năng lượng tỏa ra từ thân thể khi thay đổi nhiệt độ.

Trong buổi trưng bày vi điều khiển vào năm nay, Giám đốc tiếp thị sản phẩm của Atmel là Andreas Eieland đã trình diễn cách nạp điện cho một cái radio bằng cách đặt tay lên bảng điều khiển. Bảng này nhận biết sự thay đổi nhiệt độ của tay so với phòng, và nó thu được để tạo điện tích. Ông Eieland nói rằng nó được tạo thành từ các vật liệu áp điện.

Vật liệu này có thể sản xuất điện một dòng điện khi nó căng ra và chịu lực cơ học.

Các bộ vi xử lý này không đủ mạnh để chạy trên máy tính để bàn, nhưng đủ năng lượng và bộ nhớ để truyền file media từ USB, gửi thông báo từ các công cụ báo động thông minh, đèn, và chạy các ứng dụng khác…

Công ty này cho biết, các vi điều khiển này có thể chạy trong hàng năm trời mà không cần phải sạc, nhưng tuổi thọ pin còn phải phụ thuộc vào chúng được dùng nhiều hay ít.

Mẫu vi điều khiển mới của Atmel được thiết kế cho các thiết bị gia dụng thông minh và các thiết bị có công suất thấp, nhưng công nghệ này có khả năng phát triển để chạy trên những thiết bị công suất cao như điện thoại và máy tính bảng trong tương lai. 

HUYỀN MI
 

Tag

công nghệ, ứng dụng, chip, di động, thiết bị, tập tin, điện thoại, Apple

các tin khác

  • Những hình ảnh tuyệt đẹp về văn phòng mới của Facebook
  • Chưa được bán, Galaxy S6 đã có bản copy
  • Điện thoại di động Q-Mobile bị đưa vào diện quản lý rủi ro
  • Hình ảnh “con lai” của Nokia lại xuất hiện
  • Dùng smartphone mở cửa nhà khi đi xa
  • Xuất hiện smartphone tầm trung giá 2 triệu
  • Săn khuyến mãi với ứng dụng YAP
  • 3 ứng dụng “tút” ảnh trong nháy mắt
  • Category 8 và giải pháp hoàn hảo cho Data Center

tin liên quan

  • Hình ảnh “con lai” của Nokia lại xuất hiện
  • Apple Watch sẽ châm ngòi tăng trưởng thiết bị đeo thông minh
  • MediaTek hé lộ chip mới cạnh tranh Qualcomm

tin đọc nhiều

  • Người dùng nên cập nhật Google Chrome 89 ngay lập tức
  • 7 cách sửa lỗi Facebook trên iPhone không hiển thị thông báo
  • Cách sửa lỗi điện thoại Android không thể ghi âm cuộc gọi
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.