Ngắm nhật thực qua ảnh

Hôm nay, đón xem nhật thực

Đúng như tính toán, hơn 7 giờ, mặt trời bắt đầu bị “ăn”, khán giả hào hứng với những khuôn hình thu được. Ở đây, các chuyên gia đã hướng dẫn người xem sử dụng những thiết bị quan sát nhật thực thông thường có thể tự tạo với điều kiện tránh được bức xạ hồng ngoại như đĩa ổ A, kính thợ hàn, chậu nước, giấy bóng kính tạo phản xạ như một gương…

Không bỏ lỡ dịp hiếm có được ghi lại những hình ảnh thiên nhiên hiếm có, các tay máy tìm đủ mọi cách để tác nghiệp.

Thầy giáo Phan Văn Đồng – Phó Chủ tịch Hội Thiên văn Việt Nam vui mừng nói: Tôi rất phấn khởi vì hôm nay thời tiết ủng hộ chúng ta. Và mặc dù là nghỉ hè, nhưng có rất đông các em sinh viên, học sinh khối chuyên đã đến để tham dự. Điều khác biệt nữa là lần này các cơ quan thông tin đại chúng đã vào cuộc, đưa tin rất sớm và chu đáo.

Nhật thực lần này cũng là dịp mà lòng yêu thiên nhiên, yêu khoa học của thế hệ trẻ được thể hiện rõ. Rất nhiều sinh viên từ các trường khác nhau: ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghệ, ĐH Sư phạm, học sinh từ trường Chuyên ngữ, Khối PTTH chuyên của ĐHSP, ĐHTH đã đến để được tận mắt ngắm mặt trời qua kính viễn vọng.

Ông Dương Văn Cẩn, một giáo viên Vật lý ở Hà Nội và là thành viên Hội Thiên văn Việt Nam nói: Lần nhật thực này nhằm kiểm tra khả năng ghi nhận các hiện tượng thiên nhiên xảy ra không thường xuyên. Kết quả thu nhận được sẽ được tiến hành kiểm tra và lấy đó làm căn cứ gốc để nghiên cứu và điều chỉnh các thông số thiên văn nếu cần thiết.

Và điều quan trọng nữa là để cho quần chúng nhân dân thấy một điều là nhật thực và nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên xảy ra khách quan, không có gì là bí ẩn cả. Hơn thế nữa, những quan sát và thông số ghi nhận được cũng có thể giúp ích cho việc truy lại lịch sử, bởi nhật thực là hiện tượng thiên nhiên khách quan xảy ra theo chu kỳ, có thể tính toán.

Ông nói thêm, thông thường, khoảng 70 năm tại một nơi lại có một lần nhật thực toàn phần, còn trên cả Trái đất thì cứ khoảng hơn 1 năm lại có 1 lần.

Khoảnh khắc mặt trăng nuốt trọn mặt trời do các nhiếp ảnh gia chụp được tại một số nước trên thế giới sáng nay (giờ VN).

Tại Campuchia.
Tại Campuchia.
Tại châu Phi.
Tại châu Phi.
Tại Thái Lan.
Tại Thái Lan.
Tại Mianma.
Tại Mianma.
Tại Ấn Độ.
Tại Ấn Độ.
Tại Pakistan.
Tại Pakistan.

Mời bạn chiêm ngưỡng quá trình nhật thực tại sân thượng nhà C khoa Vật lý (Đại học Sư phạm Hà Nội):

Trước cửa Khoa Vật lý lúc gần 7 giờ sáng 22/7
Trước cửa Khoa Vật lý lúc gần 7 giờ sáng 22/7

Ngắm nhật thực qua ảnh ảnh 8

Các kính thiên văn quang học được đưa hết ra ngoài sân thượng để phục vụ đông đảo người xem.
Các kính thiên văn quang học được đưa hết ra ngoài sân thượng để phục vụ đông đảo người xem.
Đài quan sát được trang bị hai dòng kính: Kính thiên văn vô tuyến (sử dụng bức xạ dưới tín hiệu của sóng vô tuyến) và Kính thiên văn quang học (thu trực tiếp hình ảnh quang học bằng thấu kính).
Đài quan sát được trang bị hai dòng kính: Kính thiên văn vô tuyến (sử dụng bức xạ dưới tín hiệu của sóng vô tuyến) và Kính thiên văn quang học (thu trực tiếp hình ảnh quang học bằng thấu kính).
Hai bạn nhỏ theo bố mẹ đi xem
Hai bạn nhỏ theo bố mẹ đi xem
Một giảng viên vật lý đang "hứng" mặt trời từ ống kính viễn vọng vào lòng bàn tay
Một giảng viên vật lý đang "hứng" mặt trời từ ống kính viễn vọng vào lòng bàn tay
Các loại đĩa, ổ được trưng dụng để quan sát và chụp hình.
Các loại đĩa, ổ được trưng dụng để quan sát và chụp hình.
Thậm chí có bạn sinh viên còn mang cả phim chụp X-quang tới để quan sát.
Thậm chí có bạn sinh viên còn mang cả phim chụp X-quang tới để quan sát.

Ngắm nhật thực qua ảnh ảnh 15Ngắm nhật thực qua ảnh ảnh 16

Hình ảnh mặt trời chụp qua một phim đĩa mềm
Hình ảnh mặt trời chụp qua một phim đĩa mềm
Mặt trời đã bị "ăn" quá nửa
Mặt trời đã bị "ăn" quá nửa

Theo VNN/ Sohoa

Đọc thêm