Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 1

1980: Sinclair ZX80

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 2

Sinclair ZX80 chắc chắn là chiếc máy tính đủ chức năng nhỏ nhất mọi thời đại với kích thước 6,5 x 8,5 x 1,5 inch và trọng lượng khoảng 0,34 kg. Kích thước này phù hợp với mức giá rất khiêm tốn: 200 USD, một cái giá thấp chưa từng thấy vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, kích thước nhỏ bé của ZX80 cũng gây ra một số điểm hạn chế: bàn phím chật chội, video không hỗ trợ màu sắc, không có âm thanh và bộ nhớ chỉ 1 kilobyte. Tuy nhiên, những yếu điểm này dường như hoàn toàn chấp nhận được đối với rất nhiều bậc cha mẹ nước Anh đã sắm ZX80 cho con mình.

1980: TRS-80 Pocket Computer.

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 3

Trong năm 1980, Radio Shack cũng ra máy tính di động cầm tay đầu tiên TRS-80 Pocket Computer. Máy tính có màn hình LCD 24 ký tự, bàn phím QWERTY đầy đủ, ngôn ngữ lập trình BASIC trong ROM. Chiếc máy tính nặng 0,17 kg

1981: Epson HX-20

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 4

Công ty máy in nổi tiếng Epson cũng đã từng thiết kế và bán máy tính cá nhân. Năm 1981, Epson phát hành chiếc máy tính được nhiều người coi là laptop đầu tiên của thế giới: HX-20.

Epson đã đưa hầu như tất cả mọi thứ vào HX-20: màn hình LCD 120x32 pixel, ổ đĩa micro cassette gắn trong để lưu trữ dữ liệu, bàn phím đầy đủ và thậm chí là một máy in dot-matrix nho nhỏ. Tất cả đều chạy pin nickel-cadmium có thể sạc được.

Với kích thước bằng một tờ giấy, độ dày 4.45 cm, trọng lượng gần 1,6 kg, HX-20b nhỏ gọn làm nhiều người choáng voáng khi thị trường tràn ngập các hệ thống máy tính để bàn khổng lồ từ 10 kg – 23 kg.

1983: TRS-80 Model 100

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 5

Không lâu sau khi Epson ra HX-20, các công ty khác cũng tham gia đội quân máy tính di động. Công ty Kyocera của Nhật thiết kế Kyocera 85, máy tính di động nhỏ gọn với màn hình LCD khá lớn vào thời bấy giờ.

TRS-80 Model 100 có bàn phím khá lớn so với kích thước máy và có thể hoạt động nhiều giờ chỉ với 4 pin AA. Ngoài ra, TRS-80 còn hỗ trợ phần mềm chỉnh sửa văn bản, sổ địa chỉ, phần mềm lập kế hoạch và ứng dụng viễn thông. Với các tính năng trên, TRS-80 Model 100 là người bạn đồng hành lý tưởng cho các nhà báo thời đó.

Chiếc máy tính này còn có giá trị lịch sử nhờ sử  dụng phần mềm xây dựng từ dự án lập trình thương mại cuối cùng của Bill Gates.

1981-1982: Sinclair ZX81 / Timex-Sinclair 1000

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 6

ZX81 là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới có giá dưới 100 USD tại Mỹ. Năm 1982, hãng sản xuất đồng hồ Timex đã hợp tác với Sinclair để đưa ZX81 phô biến hơn tại Mỹ. Kết quả hợp tác là máy tính Timex Sinclair 1000 ra đời. Timex Sinclair 1000 giữ lại hầu hết các chức năng của ZX81 nhưng nhân đôi RAM hệ thống lên 2 kilobyte với giá chỉ 99,95 USD.

1983: Radio Shack TRS-80 MC-10

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 7

Theo sau thành công của máy tính giá rẻ như Timex Sinclair 1000 tại Mỹ, Radio Shack bắt đầu tham gia thị trường máy tính bình dân với TRS-80 MC-10. TRS-80 MC-10 lớn hơn một chút so với TS 1000, Ram 4 kilobyte, đồ họa màu, và thậm chí là có hỗ trợ âm thanh. Với giá 120 USD, đây là chiếc máy tính cá nhân màu rẻ nhất thế giới vào thời điểm ra mắt.

1983: Texas Instruments Compact Computer 40

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 8

Giống như Radio Shack và Epson, Texas Instruments giới thiệu máy tính di động có màn hình LCD, chạy pin vào năm 1983. Compact Computer 40 có RAM 18 kilobyte, khe cắm CPU để mở rộng và có thể chạy trong thời gian hơn 200 giờ với bộ 4 pin AA. Tuy nhiên, tính thiếu ổn định của ổ đĩa băng đã khiến sản phẩm này kém hấp dẫn đối với khách hàng.

1984: Seiko UC-2000

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 9

Seiki UC-2000 là chiếc máy tính đeo tay đầu tiên. Giống một chiếc đồng hồ độc lập, UC-2000 có chức năng chủ yếu như một thiết bị hiển thị dữ liệu. Seiko UC-2000 có một bàn phím nhỏ có thể bỏ túi dùng để điều khiển thiết bị này.

1989: Atari Portfolio

Ngắm 9 máy tính “siêu nhỏ” của thập niên 1980 ảnh 10

Gần cuối thập kỷ 1980, Atari ra máy tính tương thích IMB PC nhỏ nhất thế giới Atari Portfolio có kích thước bằng một chiếc băng VHS khi gập vào. Máy được trang bị CPU Intel 80C88 4.92 MHz và chạy hệ điều hành DIP-DOS.

Atari Portfolio không có ổ đĩa mềm bên trong hoặc ổ cứng, tất cả dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ RAM bên trong. Bộ nhớ này có hỗ trợ pin nên dữ liệu không bị mất khi hệ thống tắt. Phía bên trái có khe cắm cho thẻ nhớ tùy chọn.

Theo Phạm Duyên (ICTnews / PCMag)

Đọc thêm