Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Thiết bị số

Thiết bị số

Máy tính để bàn thất thế!

Thứ tư 23/11/2011 17:16
printer envelope zini zini zini zini
Sự vươn lên mạnh mẽ của laptop trong năm 2011, máy tính để bàn đã trở nên thất thế. Theo GfK Việt Nam, trong năm 2012 máy tính để bàn sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn so với năm nay.

Theo GfK Việt Nam, trong năm 2012 máy tính để bàn sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn so với năm 2011.

Máy tính để bàn ngày càng giảm

Nếu như những năm trước đây, để mua được một chiếc laptop nhiều người sẽ rất khó bởi giá bán cao. Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đã thay đổi, laptop đang trở nên rẻ hơn và mức giá ngày càng có chiều hướng đi xuống. Theo ông Huỳnh Phước Cường, Phó giám đốc của GfK Việt Nam, chỉ trong vòng 1 năm, mức giá của laptop đã giảm xuống tới 4 triệu đồng, cụ thể ở năm 2010 để mua một chiếc laptop giá rẻ người dùng phải bỏ ra số tiền 10 triệu đồng thì hiện nay chỉ cần 6 triệu đồng cũng mua được.

Chính vì thế mà số liệu của GfK cho thấy, năm 2011 số lượng laptop được bán ra ở Việt Nam tăng tới 38%, từ 750.000 chiếc đã lên đến 1.036.000 chiếc so với năm 2010. Trong khi đó, mức tăng của máy tính để bàn không đáng kể, chỉ có 4%. Trong năm 2010 có 912 máy tính để bàn được bán ra, đến năm 2011 số lượng bán ra chỉ 955 ngàn chiếc, nghĩa là chỉ tăng 43 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Thực tế, tại hệ thống các siêu thị như Viễn thông A, Thegioididong.com... cho thấy, mặt hàng laptop đang bán rất chạy, có tháng lượng tiêu thụ tại thegioididong.com lên tới cả 10.000 chiếc và có chiều hướng càng tăng lên. Việc máy tính để bàn giảm, theo ông Huỳnh Phước Cường, nguyên nhân chính là do mức giá laptop đã trở nên quá rẻ, đồng thời sản phẩm rất gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, ít chiếm diện tích hơn.

Laptop sẽ tiếp tục tăng?

Dự đoán của GfK cho thấy, trong năm 2012, số lượng laptop bán ra ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, theo đó mức tăng sẽ lên đến 17%, nghĩa là số lượng bán ra từ 1.036.000 chiếc trong năm 2011 sẽ tăng lên thành 1.215.000 chiếc trong năm 2012. Trong khi đó, số lượng máy tính để bàn sẽ giảm mạnh và mức giảm tương đương khoảng 11%, nghĩa là từ số lượng 955.000 chiếc được bán ra trong năm 2011, đến năm 2012 số lượng đó chỉ còn lại khoảng 850.000 chiếc.

Nhận định về tình hình kinh doanh của mặt hàng máy tính trong năm 2012, ông Lại Văn Vẫn, Phụ trách kinh doanh của Vùng Đất Tin Học (Inforland) cho rằng, trong năm tới laptop vẫn sẽ tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo trong việc kinh doanh ngành hàng máy tính tại Việt Nam. Còn máy tính để bàn, với tình hình buôn bán chậm như hiện nay, thời điểm sang năm cũng rất khó khởi sắc.

Tuy nhiên, theo nhiều người am hiểu thị trường, việc GfK dự đoán laptop tăng trưởng trong năm 2012 cũng là điều chưa chắc chắn. Có một mối đe doạ cho mặt hàng này - đó chính là sự xuất hiện của những chiếc máy tính bảng?

Theo Lê Mỹ (ICTnews)


 

các tin khác

  • Tiết lộ hình ảnh rò rỉ của mẫu Nokia Lumia 601
  • Tablet 5 inch dùng chip lõi kép của Lenovo lộ diện
  • RIM lại tung chiêu đại hạ giá tablet PlayBook
  • Ultrabook của Lenovo chính thức ra mắt tại VN
  • HTC Sensation XE chính hãng giá gần 15 triệu đồng
  • Ống kính rời có một không hai dành cho iPhone
  • Ra mắt mẫu tablet Android đầu tiên cho trẻ em
  • Máy tính bảng Motorola DROID Xyboard mới
  • Nokia C3-01 mạ vàng chính hãng giá 7 triệu đồng

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.