Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Lỗ hổng Bluetooth có thể khiến hàng triệu thiết bị bị tấn công

Thứ sáu 11/09/2020 21:47
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Một lỗ hổng bảo mật mới vừa được phát hiện, cho phép tin tặc ghi đè khóa ghép nối và truy cập vào các thiết bị Bluetooth mà bạn đã sử dụng trước đó.

Hầu hết các thiết bị Bluetooth đời mới đều có tốc độ ghép nối tương đối nhanh nhờ mô hình bảo mật Just Works, được áp dụng từ phiên bản Bluetooth 4.0 hoặc cao hơn. Tuy nhiên, tin tặc có thể lợi dụng sự tiện lợi này để truy cập trái phép vào các thiết bị Bluetooth của bạn.

Lỗ hổng này được tìm thấy bởi hai nhóm nghiên cứu riêng biệt tại ĐH Purdue và École Polytechnique Fédérale de Lausanne. 

6 cách sửa lỗi iPhone không bật được Bluetooth
6 cách sửa lỗi iPhone không bật được Bluetooth
(PLO)- Nếu Bluetooth trên iPhone gặp sự cố, bạn sẽ không thể kết nối điện thoại với tai nghe, loa không dây... Làm thế nào để khắc phục vấn đề trên?

lo-hong-bluetooth
Hàng triệu thiết bị có nguy cơ bị tấn công vì lỗ hổng liên quan đến Bluetooth.

Tổ chức Bluetooth Special Interest Group (Bluetooth SIG) cũng đã xác nhận sự tồn tại của lỗ hổng này trên chuẩn Bluetooth 4.x và Bluetooth 5.0.

Điều này có nghĩa là sẽ có hàng triệu chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và vô số thiết bị IoT hỗ trợ ghép nối chế độ kép bị ảnh hưởng. Tin tặc có thể khai thác lỗ hổng để lấy các khóa liên kết cho cả hai loại giao thức truyền tải (BLE hoặc BR/EDR) mà không cần phải thực hiện quá trình này lần thứ hai.

Nhiều thiết bị ghép nối sử dụng mô hình bảo mật Just Works (không cung cấp khả năng bảo vệ khi gặp các cuộc tấn công Man-in-the-Middle (MITM) hoặc nghe trộm thụ động), vì vậy tin tặc có thể sử dụng sự tiện lợi này để mạo danh thiết bị Bluetooth của bạn và giành quyền truy cập.

Tuy nhiên, may mắn là để thực hiện được cuộc tấn công kể trên, tin tặc phải ở trong phạm vi kết nối (trên thực tế con số này có thể nhỏ hơn nhiều so với lý thuyết). 

Bluetooth SIG hiện đang làm việc với các nhà sản xuất để phát triển các bản cập nhật trong tương lai, hạn chế tình trạng ghi đè khóa mã hóa.

Danh sách các mẫu iPhone, iPad dễ bị tấn công qua Bluetooth
Danh sách các mẫu iPhone, iPad dễ bị tấn công qua Bluetooth
(PLO)- Theo một báo cáo mới được đăng tải trên GitHub, các mẫu iPhone, iPad và MacBook rất dễ bị tấn công trong phạm vi gần thông qua Bluetooth.
TIỂU MINH
 

Tag

bluetooth, cách kết nối bluetooth, tai nghe bluetooth, bảo mật bluetooth, không mở được bluetooth, không bật được bluetooth

các tin khác

  • 2 cách kiểm tra nhanh tình trạng bảo hành của iPhone
  • Cách khởi động lại Android tivi
  • Người dùng điện thoại Samsung cần cập nhật ngay lập tức
  • iPhone 11 giảm giá chỉ còn 15,4 triệu đồng
  • Cách thay đổi trình duyệt mặc định trên iPhone
  • AppGallery trở thành kho ứng dụng di động lớn thứ ba thế giới
  • Cách chuyển về giao diện Facebook cũ
  • 5 cách khắc phục tình trạng hao pin trên điện thoại Samsung
  • 2 smartphone tầm trung được trang bị công nghệ chống rung UIS

tin liên quan

  • Cách tách âm thanh khỏi video bằng iPhone siêu nhanh
  • Cách chuyển dữ liệu siêu tốc bằng tính năng Nearby Share
  • Cách xem mức pin của các thiết bị Bluetooth kết nối với iPhone
  • Cách kiểm tra xem bạn đã gặp người nhiễm COVID-19 hay chưa
  • Cách khuếch đại âm thanh khi sử dụng tai nghe Bluetooth

tin đọc nhiều

  • Việt Nam thiệt hại 1 tỉ USD do virus máy tính trong năm 2020
  • 4 tiện ích mở rộng bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
  • Xuất hiện mẫu điện thoại pin lớn giá dưới 3 triệu đồng
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.