Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 1

Gắn ống kit 18-55 mm lên camera của iPhone.

Chuẩn bị

Các thiết bị cần chuẩn bị phải đáp ứng yêu cầu rẻ và dễ kiếm

- Một chiếc điện thoại có camera (trong trường hợp này, tác giả sử dụng iPhone).

- Ống kính của máy SLR (có thể thử với những ống kit giá rẻ hoặc ống 50 mm f/1.8).

- Nắp đậy phía sau ống kính.

- Vỏ máy điện thoại thừa (trong trường hợp này, tác giả sử dụng vỏ nhựa bảo vệ giá rẻ cho iPhone). Mục đích là tránh làm hỏng vỏ "xịn" nếu bạn lỡ tay làm rơi hoặc va chạm.

- Một vài mắt đọc của ổ CD hoặc DVD hỏng.

- Một ít bột dính hoặc bã kẹo cao su.

- Ống nối đường kính khoảng 5 cm bằng nhựa PVC (có thể mua ở các cửa hàng bán thiết bị nước).

- Giấy bìa cứng.

- Băng dính.

2. Các bước tiến hành

Bước 1: Lắp vỏ bảo vệ lên thân Iphone.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 2

Bước 1.

Bước 2: Quan sát mắt đọc của ổ đĩa CD hoặc DVD hỏng. Dùng nhíp tách thấu kính nhựa ra khỏi cơ cấu đó. Bạn cũng có thể sử dụng thấu kính nhựa ở phần đầu đèn laser nếu như không kiếm được ổ đĩa hỏng.

Lưu ý kiểm tra tiêu cự và kích thước của những thấu kính này. Khi xếp chồng nhiều thấu kính lên nhau, tiêu cự sẽ giảm. Tiêu cự càng nhỏ, khả năng bao quát trường nhìn và độ phóng đại khi chụp macro càng lớn. Tuy nhiên, khi xếp quá nhiều thấu kính lên nhau sẽ làm giảm chất lượng ảnh và tăng hiện tượng tối bốn góc.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 3

Bước 2.

Bước 3: Gắn thấu kính lên trước camera máy ảnh bằng bột dính hoặc bã kẹo cao su. Nếu dừng lại ở bước này, chúng ta sẽ có được một máy ảnh macro với độ phóng đại khá ấn tượng. Vùng ảnh nét rất mỏng, chỉ khoảng 1-2 mm.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 4

Bước 3.

Bước 4: Tính toán khoảng cách giữa camera máy ảnh (đã lắp sẵn thấu kính ở bước 3) và mặt sau của ống kính SLR.

Bạn có thể thực hiện thủ công bước này bằng cách dùng giấy bìa quấn thành 2 ống giấy sao cho ống nhỏ nhét vào vừa khít nhưng vẫn có thể di chuyển được trong lòng ống to. Sau đó gắn đầu ống to đã cắt tua vào phía cuối ống kính SLR như trên hình. Cuối cùng, dùng băng dính toàn bộ lên cơ cấu camera và thấu kính đã thực hiện ở bước 3. Hệ thống kết hợp camera, thấu kính và ống kính SLR tạm thời hoàn thành ở bước này. Thay đổi khoảng cách giữa ống kính SLR và camera bằng cách đẩy ống giấy trượt trên nhau để ảnh thu được là nét nhất. Ghi lại khoảng cách này.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 5

Bước 4.

Bước 5: Gắn 2 ống nối PVC có ren lại với nhau như trên hình.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 6

Bước 5.

Bước 6: Khoét hết phần đế của nắp đậy phía sau ống kính (dân nhiếp ảnh thường gọi là "cáp sau") rồi gắn lên phía trên hệ hai ống nối PVC bằng băng dính như hình. Phần bên kia gắn với thân máy iPhone.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 7

Bước 6.

Lưu ý:

- Đặt hệ camera và thấu kính nằm chính xác trên trục ống nhựa PVC.

- Cắt ống nối PVC sao cho hệ ống nối và cáp sau có chiều dài lớn hơn một chút so với khoảng cách đo được ở bước 4.

- Bịt phần cuối hệ ống nối và cáp sau để tránh ánh sáng môi trường xung quanh lọt vào.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 8

Kết quả sau khi gắn ống Canon 50 mm f/1.8 lên hệ ống PVC và cáp sau.

Bước 7: Lắp ống kính SLR vào cáp sau. Từ từ xoay ren trên thân 2 ống PVC để tinh chỉnh khoảng cách giữa ống kính SLR và cơ cấu camera. Khi nào ảnh nét nhất thì dừng lại, hệ thống đã sẵn sàng làm việc.

Kết quả

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 9

Ảnh chụp bởi camera iPhone bên trái, ảnh chụp bởi hệ camera iPhone và ống kính SLR 50 mm bên phải.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 10

Ảnh chụp bởi hệ camera và ống kính SLR 18-55 mm xuất hiện một chút biến dạng và bị tối góc.

Gắn ống kính của máy SLR lên iPhone ảnh 11

Ảnh chụp bởi hệ camera và ống kính SLR 50 mm (bên phải) có sự phân biệt độ sâu trường ảnh (DOF).

Ảnh thu được có một chút biến dạng và bị tối bốn góc. Màu sắc chưa thật sự ấn tượng. Tuy nhiên, độ phóng đại cao hơn so với ảnh nguyên bản chụp bằng camera iPhone. Bạn có thể nhận thấy sự phân biệt độ sâu trường ảnh (DOF) giữa vùng được lấy nét và vùng không được lấy nét, điều mà hiện nay không một camera phone nào có thể đáp ứng được.

Nguyên nhân làm chất lượng ảnh giảm:

- Sự sai lệch quang trục giữa các thiết bị trong hệ. Dù có tỉ mẩn đến mấy đi chăng nữa, bạn cũng không thể đặt camera máy ảnh, thấu kính lấy từ ổ đĩa và ống kính máy ảnh SLR thẳng hàng nhau một cách hoàn hảo.

- Chất lượng thấu kính lấy từ ổ đĩa hoặc đèn laser chưa thật sự tốt do làm bằng nhựa và chỉ được thiết kế để hoạt động với một thành phần ánh sáng đơn sắc nhất định.

- Ánh sáng bị hấp thụ và sai lệch nhiều khi phải đi qua quá nhiều thành phần thấu kính của hệ.

Theo Trần Hạ - Ảnh: Cow (Sohoa)

Đọc thêm