Gần 100 tỷ đồng cho 3 mẫu máy ảnh cổ của Leica

Gần 100 tỷ đồng cho 3 mẫu máy ảnh cổ của Leica ảnh 1

Bộ ba máy ảnh bản thương mại đắt nhất thế giới của Leica.

Cuối tuần trước, phiên đấu giá lần thứ 22 tại Westlicht Galerie, thủ đô Vienna (Áo) đã cho ra mắt bộ sưu tập máy ảnh cổ quý hiếm chưa từng có với hơn 70% trong đó là máy ảnh Leica. Đáng chú ý, ba chiếc máy ảnh Leica bản thương mại đã tìm được chủ nhân của mình với mức giá được cho là đắt nhất thế giới. Số này bao gồm một chiếc Leica M3D (mức giá khởi điểm 150.000 euro) được mua với giá 1.680.000 euro, một chiếc Leica mạ vàng có tên “Luxus” Leica được sản xuất năm 1929 được mua với giá 1.020.000 euro. Model cuối cùng là máy ảnh cổ Leica M3 đầu tiên của dây chuyền sản xuất, có số serial 700001, sản xuất năm 1953, được mua với giá 900.000 euro.

Gần 100 tỷ đồng cho 3 mẫu máy ảnh cổ của Leica ảnh 2

Leica M3D.

Leica M3D được sở hữu bởi nhiếp ảnh gia của tạp chí LIFE, David Douglas Duncan, một người bạn thân thiết với danh hoạ Picasso. Đây là chiếc máy ảnh Leica bản thương mại đắt giá nhất trên thế giới với 2,18 triệu USD và là mức giá cao thứ hai được trả cho một chiếc máy ảnh trong lịch sử, đứng sau chiếc Leica 0-series được bán hồi tháng 5/2012 giá 2,8 triệu USD.

Chiếc Leica M3D này được coi là máy ảnh tiền nhiệm của dòng Leica MP, được sản xuất riêng cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và chỉ được sản xuất đúng 4 lần. Nhiếp ảnh gia David Douglas Duncan năm nay đã 96 tuổi. Ông đã sử dụng chiếc M3D này trong chiến tranh Việt Nam, trong khoảng từ năm 1955 tới năm 2007.

Gần 100 tỷ đồng cho 3 mẫu máy ảnh cổ của Leica ảnh 3

Leica M3 (khắc số Serial 700001).

Chiếc máy ảnh Leica M3 (khắc số serial 700001) được sản xuất năm 1953 là chiếc máy ảnh M3 đầu tiên, được cất giữ bởi Trưởng bộ phận thiết kế của hãng máy ảnh Leica, ông Willi Stein. Báu vật này có mức giá khởi điểm là 80.000 euro và được mua với giá 900.000 euro.

Gần 100 tỷ đồng cho 3 mẫu máy ảnh cổ của Leica ảnh 4

Máy ảnh đầu tiên của Robert Capa, nhiếp ảnh gia nổi tiếng về cuộc nội chiến Tây Ban Nha và chiến tranh ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, ba chiếc máy ảnh Leica MP của nhiếp ảnh gia Paul Fusco của hãng nhiếp ảnh Magnum cũng đạt được mức giá 858.000 euro, gấp 10 lần so với mức giá khởi điểm. Chiếc máy ảnh Leica đầu tiên của nhiếp ảnh gia Robert Capa, người đồng sáng lập của hãng Magnum Photo đáng giá 78.000 euro (giá khởi điểm là 8.000 euro).

Đặc biệt, những chiếc máy ảnh được sản xuất riêng cho Liên Xô phục vụ mục đích thám hiểm mặt trăng mang tên “Arsenal Kiev SKD Space Camera” lần đầu tiên được xuất hiện tại buổi đấu giá, và thu về 57.600 euro (giá khởi điểm là 10.000 euro).

Toàn bộ phiên đấu giá nhà Westlicht lần thứ 22 đã thu về gần 8,3 triệu euro.

Theo Hoài Anh (VNE)

Đọc thêm