Công nghệ phía sau TV Infinia của LG

Công nghệ phía sau TV Infinia của LG ảnh 1

Thiết kế mang tính thẩm mỹ cao nhưng phải đi kèm với chất lượng hình ảnh tốt, đó là tiêu chí mà LG đặt ra cho những mẫu TV LED Infinia. Ảnh: Cnet.

Sự cân bằng giữa chất lượng hình ảnh và tính thẩm mỹ luôn khiến cho cuộc đua tranh giữa các nhà sản xuất TV LED diễn ra không ngừng. Ở những mẫu màn hình đèn nền LED thế hệ đầu, tính năng tối mờ cục bộ đã mang lại dải màu đen sâu, nhưng lại không có được thân hình mảnh mai như dòng sản phẩm LED viền. Thế hệ sau đó lại có kích thước mỏng nhờ trang bị hệ thống đèn LED nhỏ xíu nằm ở bốn cạnh của màn hình, thay vì với một tấm nền dẫn sáng. Điều này đã làm giảm được độ dày của TV đồng thời tiết kiệm năng lượng đáng kể cho thiết bị, dù vậy, thiết kế đẹp về thẩm mỹ khiến cho sản phẩm có chất lượng hình ảnh thiếu hoàn hảo khi không còn khả năng tối mờ cục bộ.

Nói đến Infinia là nói đến hai công nghệ đèn LED đặc biệt của LG, LED Plus và Full LED Slim. Không tuân theo kiểu thiết kế đèn LED ở viền truyền thống, những model LED Plus được trang bị 16 phần tối độc lập giúp kiểm soát hệ thống đèn nền hoạt động chính xác. Theo nhà sản xuất, thiết kế như vậy sẽ giúp màn hình có độ tương phản lên tới 5.000.000:1, dù vậy, LG cũng cho biết, hiệu quả trình diễn của công nghệ LED Plus vẫn còn có những hạn chế nếu đem so sánh với công nghệ Full LED Slim cũng thuộc sở hữu của LG.

Công nghệ phía sau TV Infinia của LG ảnh 2

Màn hình LED Plus (trái) và Full LED Slim cùng trình diễn. Ảnh: Cnet.

Để hoàn thiện hơn về hiệu quả trình diễn, công nghệ Full LED Slim lại cho phép sử dụng tới 480 phần tối mờ cục bộ khác nhau trên một màn hình có kích thước 72 inch. Công nghệ này giúp độ tương phản động đạt tới mức 10.000.000:1, màn hình cho phép thể hiện dải màu đen cực sâu nhưng không hề làm tăng độ dày của sản phẩm như với những model đèn nền LED thông thường khác.

Bí quyết của điều này nằm ở chỗ nó sử dụng giải pháp lai (hybrid), dựa trên việc bố trí các tấm nền có đèn LED viền dẫn sáng kích thước nhỏ cùng với mỗi phần đơn có khả năng tối mờ tương ứng nằm ở phía sau tấm màn LCD. Theo nhà thiết kế, công nghệ này không chỉ giúp cho việc chiếu sáng ở màn hình tốt hơn mà nó còn làm cho màn hình tiêu thụ ít năng lượng, tốt hơn cả, công nghệ Full LED Slim giúp làm giảm hiện tượng "blooming" (xuất hiện những vùng sáng bất thường trên nền đen) ở một vài model LED thế hệ trước của LG.

Công nghệ phía sau TV Infinia của LG ảnh 3

Hiện tượng "Blooming" trên model TV LED LG LE8500. Ảnh: Cnet.

Một công nghệ LED nữa mà LG đang nghiên cứu đó là giải pháp đèn LED nâng cao mang tên ALEF. Nó sự kết hợp giữa những mẫu TV đèn viền LED siêu mỏng với chất lượng hình ảnh tuyệt vời của những tấm nền Full LED Slim. Trong khi những thông tin về công nghệ này còn được tiết lộ rất hạn chế, điểm mấu chốt của công nghệ này là ở việc LG đã tạo ra một tấm nền tích hợp luôn đèn LED và có tính năng kiểm soát tối mờ cục bộ.

Tại triển làm điện tử tiêu dùng CES 2010 đầu năm, LG đã trình làng những mẫu màn hình thử nghiệm có độ mỏng 6,9 mm nhờ trang bị tấm nền ALEF. Tuy vậy, theo Cnet, hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về việc LG có thể sẽ phát hành những mẫu TV công nghệ ALEF ngay trong năm nay.

Ngoài công nghệ Full LED Slim, dòng sản phẩm LG Infinia còn được trang bị tính năng 3D với model LX9500. Những mẫu LG Infinia LX9500 sử dụng tính năng đồng bộ hình ảnh cùng lúc giữa kính trập hình động và màn hình giúp thể hiện hiệu ứng hình ảnh ba chiều như những sản phẩm 3D khác. Để đạt hiệu quả trình diễn hình ảnh 3D Blu-ray một cách mượt mà nhất, tính năng quét hình độc quyền 400 Hz Trumotion Enginge là một điểm mạnh trên sản phẩm 3D cao cấp của LG. Tuy nhiên, con số 400 Hz đấy không là phải là một thông số chỉ ra tốc độ quét hình thực của màn hình, thay vào đó, đó là công nghệ quét hình 200 Hz của màn hình được đi kèm với bộ xử lý tắt bật đèn nền liên tục, giúp tạo ra hiệu ứng quét 400 Hz.

Công nghệ phía sau TV Infinia của LG ảnh 4

LG Infinia LX9500. Ảnh: Cnet.

Một điểm lưu ý nữa đối với những người quan tâm đến dòng Infinia 3D, đó là những cặp kính chuyên dụng để xem TV. Chưa có bất kể thông tin nào xác nhận, LG sẽ bán kèm kính chuyên dụng của mình với TV 3D hay không. Nhưng người dùng cần biết, kính 3D chuyên dụng của LG có khả năng hoạt động trong phạm vi 7 m so với màn hình, có góc nhìn trong khoảng 60 độ đi kèm với thời gian sử dụng 40 giờ (sạc đầy pin trong 1,5 giờ).

Một điểm nhấn đáng chú ý khác đối với dòng dòng TV Infinia cao cấp hỗ trợ 3D của LG. Theo Cnet, tương tự như những mẫu TV của các hãng khác, mẫu màn hình 3D này của LG cũng đi kèm với việc hỗ trợ đa định dạng 3D, từ truyền hình 3D cho đến các nội dung phát từ máy tính. Điều này có được nhờ có bộ xử lý chuyển đổi 2D sang 3D trực tiếp nằm ngay bên trong máy. Đây là giải pháp khá hữu ích trong khi mà các loại đĩa Blu-ray 3D còn rất hiếm hỏi trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, LG cũng chỉ trang bị cho riêng LX9500 tính năng này, những model 3D thấp cấp hơn của hãng sẽ không sở hữu khả năng chuyển đổi từ 2D sang 3D.

Công nghệ phía sau TV Infinia của LG ảnh 5

Điểm mạnh của LG Infinia còn ở công nghệ căn chỉnh hình ảnh. Ảnh: Cnet.

Điểm đáng chú ý cuối cùng trên dòng LG Infinia là công nghệ hỗ trợ người dùng căn chỉnh hình ảnh. Người tiêu dùng luôn có thói quen sử dụng TV ngay mà ít khi căn chỉnh lại các thông số kỹ thuật, hay có thì cũng sẽ chọn từ một số chế độ hình ảnh sẵn theo nhà sản xuất. Nhưng với Infinia, LG lại muốn người dùng tự điều chỉnh các thông số của mình bằng việc đơn giản hóa các thiết lập về thông số của hình ảnh trên TV.

Nó cho phép TV tự động nhận diện độ sáng của phòng xem, nhờ đó, máy sẽ tự đưa ra một thông số hình ảnh cơ bản để cho ra chất lượng hình ảnh tốt hơn. Ngoài ra, những hình ảnh thử, giao diện tùy chỉnh đơn giản giúp người xem có thể tự do điều chỉnh mức độ sáng tối, mức độ màu sắc, giảm nhiễu, tăng sáng hay đèn nền của màn hình mà không phải sử dụng đến các loại đĩa test hình riêng.

Theo Tuấn Anh (Sohoa)

Đọc thêm