Chụp ảnh thừa sáng

Thông thường khi chụp ảnh, người chụp thường mong muốn bức ảnh của mình có thông số phơi sáng chuẩn, không thiếu, cũng không thừa sáng. Tuy nhiên, cũng như mọi nguyên tắc khác của nhiếp ảnh, nguyên tắc này không cố định và đôi khi người chụp cũng phải "phá rào" nhằm tạo nên những ý tưởng sáng tạo mới. Một bức ảnh quá sáng nhiều lúc trông sẽ đẹp và ấn tượng hơn là một bức ảnh đúng sáng.

Ví dụ bức ảnh đen trắng này bị cháy sáng đến mức các chi tiết vùng sáng gần như bị xóa hết. Tuy nhiên, khi chuyển về ảnh đen trắng, bức ảnh lại tạo nên một sắc thái tương phản khá thú vị.

Chụp ảnh thừa sáng ảnh 1

Về ảnh đen trắng, bức ảnh lại tạo nên một sắc thái tương phản khá thú vị. Ảnh: xJasonRogersx.

Trong hai bức ảnh dưới, ánh nắng mặt trời chiếu qua cây cỏ cũng được cố tình làm cho thừa sáng để tạo nên nước ảnh mềm hơn, tạo cảm giác phiêu diêu hơn.

Chụp ảnh thừa sáng ảnh 2

Chụp ảnh thừa sáng ảnh 3
Ảnh dưới thừa sáng để tạo nên nước ảnh mềm hơn, tạo cảm giác phiêu diêu hơn.
Ảnh: Sherry Osborne.

Còn ở bức ảnh chụp tuyết này, để làm nổi lên được nền tuyết trắng buộc người chụp phải bù sáng, nếu không với ánh phản xạ của tuyết, thước đo sáng trên máy ảnh sẽ giảm phơi sáng và sẽ làm tối bức ảnh. Đây cũng là một trong những mẹo kinh điển khi chụp tuyết.

Chụp ảnh thừa sáng ảnh 4

Để làm nổi lên được nền tuyết trắng, buộc người chụp phải bù sáng. Ảnh: Umberto Fistarol.

Nhưng khi chủ định chụp thừa sáng, hãy tăng phơi sáng lên từng nấc nhỏ một, bởi sẽ đến một mức nào đó tất cả các chi tiết ở cùng sáng sẽ cháy hết và bạn sẽ không thể cứu vãn khi chỉnh sửa hậu kỳ được. Hãy nhìn vào thước đo sáng của máy ảnh, khi nó ở vị trí cân bằng (nghĩa là theo máy ảnh, thông số này là đúng sáng), bạn hãy can thiệp bằng cách tăng độ mở hoặc cửa trập lên một nấc (stop) để cho bức ảnh hơi thừa sáng một chút nhưng vẫn đảm bảo được độ chi tiết. Không nên tăng nhiều quá một, hai nấc, các ý đồ sáng tạo với thừa sáng bạn sẽ tiếp tục áp dụng ở khâu xử lý ảnh hậu kỳ.

Theo Nguyễn Hà (Sohoa)

Đọc thêm