Chụp ảnh lúc chạng vạng

Khung cảnh vào những buổi sáng sớm hay chiều muộn luôn tạo nguồn cảm hứng bất tận cho những ai yêu thích và đam mê nhiếp ảnh. Phương pháp chụp ảnh lúc trời chạng vạng tuy có những yêu cầu khá khắt khe, nhưng chính vì thế mang lại những bức hình mang đầy tính nghệ thuật với các yếu tố như màu sắc, bóng đổ... cho vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa bí ẩn.

Theo trang nhiếp ảnh ePhotozine, cố gắng chọn ngày mà bạn cảm thấy ánh sáng lúc chạng vạng là đẹp nhất. Một bức ảnh chụp lúc này đòi hỏi bạn phải có "công thức" chỉnh các thông số cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Trong mỗi trường hợp, người chụp nên hình dung trước bố cục và màu sắc bức ảnh, vì thời điểm tốt để bấm máy sẽ qua rất nhanh.

Tiếp theo, những gì bạn cần là một chiếc máy ảnh có thể thay đổi được thông số, như ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ và một giá đỡ (tripod) giúp ổn định vị trí của máy ảnh, tránh việc ảnh bị nhòe do chụp trong điều kiện ánh sáng yếu.

Chọn ngày mà bạn cảm thấy ánh sáng lúc chạng vạng là đẹp nhất. Ảnh: ePhotozine.
Chọn ngày mà bạn cảm thấy ánh sáng lúc chạng vạng là đẹp nhất. Ảnh: ePhotozine.

Ngày nay, các máy ảnh đời mới đã giúp việc chụp cảnh trong điều kiện ánh sáng yếu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chất lượng ống kính vẫn giữ một vai trò rất quan trọng.

Chờ khi ánh sáng mà bạn cảm thấy đẹp nhất. Ảnh: ePhotozine.
Chờ khi ánh sáng mà bạn cảm thấy đẹp nhất. Ảnh: ePhotozine.

Trước khi chụp, nên xác định rõ ràng chủ đề, sau đó tìm kiếm khung cảnh, địa điểm đặt máy thích hợp. Đưa máy ảnh về chế độ điều chỉnh tay hoàn toàn, ISO đặt ở mức càng thấp càng tốt, khẩu đổ nên thiếp lập trong khoảng từ f8 đến f13, thiết lập cân bằng trắng cho phù hợp với tông màu mà bạn muốn. Khóa nét vào phần cảnh được cho là chủ chốt của bức ảnh, tắt chức năng lấy nét tự động (autofocus). Việc còn lại là chờ khi ánh sáng mà bạn cảm thấy đẹp nhất và bấm máy. Để không làm hỏng bộ cảm biến của máy ảnh (sensor), nên chờ khi ánh sáng mà mắt người nhìn không gắt hãy chụp.

Theo Tuấn Hưng (Sohoa)

Đọc thêm