Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Thiết bị số

Thiết bị số

“Chat-chit” với điện thoại cảm ứng

Thứ sáu 04/12/2009 13:49
printer envelope zini zini zini zini
“Chat-chit” hay tán gẫu hiện nay không chỉ giới hạn trong việc đối thoại qua Yahoo Messenger như cách đây vài năm nữa.

Sự bùng nổ của các mạng xã hội, dịch vụ phong phú của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và sản phẩm đa dạng của các nhà sản xuất điện thoại di động đang khiến cho việc tán gẫu trở nên thú vị hơn bao giờ hết!

Màn hình và ứng dụng chat

Giờ đây, “chat-chit” không chỉ là việc đối thoại qua Yahoo Messenger mà còn có thể được hiểu là những trao đổi ngắn gọn qua Gmail, các comment hay message trên “tường” Facebook, hoặc các tin nhắn điện thoại…Vì thế giờ đây khi “chat”, người sử dụng điện thoại di động rất chú ý đến việc các phím bấm có thuận tiện cho mục đích sử dụng này của mình hay không. Màn hình đủ lớn và chất lượng đủ tốt để quan sát các thông điệp mà họ sẽ gửi đi và nhận được cũng là các mối quan tâm của người sử dụng điện thoại di động.  

 
Thông thường điện thoại cảm ứng bao giờ cũng có màn hình lớn hơn so với các sản phẩm điện thoại di động thông thường. Công nghệ cảm ứng giờ đây cho phép nhà sản xuất chế tạo ra những mẫu điện thoại có kích thước màn hình lớn trên 3,5 inch, thậm chí là lên tới 3,7 inch như chiếc Samsung i8910 Omnia HD chẳng hạn. Với những ai ưa thích “chat - chit” điều này rất quan trọng vì màn hình này cho phép người sử dụng quan sát các thông điệp hiển thị trên màn hình dễ dàng hơn. Màn hình kích thước lớn cũng sẽ có khả năng hiển thị các phím bấm với kích thước lớn hơn giúp người dùng dễ dàng sử dụng khi phải soạn thảo.

Các biểu tượng màn hình (widget) được các nhà sản xuất điện thoại tích hợp sẵn cũng là một đặc điểm nổi bật của điện thoại cảm ứng. Với những widget này, bạn chỉ cần một cú chạm nhẹ nhàng và đơn giản là bạn đã có thể kết nối với cả thế giới rộng lớn, trong có cả các mạng xã hội phổ biến. Điều này cũng khiến cho việc “chat-chit” trên điện thoại cảm ứng trở nên thú vị hơn hẳn.

Bàn phím QWERTY ảo tiện dụng

“Chat –chit” hay tán gẫu có nghĩa là bạn sẽ phải “gõ” nhiều trên phím bấm, vì thế 1 chiếc điện thoại có bàn phím dạng đầy đủ như bàn phím soạn thảo văn bản (QWERTY) luôn được các “tín đồ” chat ưa thích. Điện thoại có phím bấm QWERTY thật đương nhiên là hay rồi, nhưng nếu đó là bàn phím QWERTY ảo trên màn hình cảm ứng thì cũng vẫn thú vị, nếu chúng có kích thước lớn, nhạy, và có công nghệ cảm ứng rung phản hồi.

Các sản phẩm điện thoại cảm ứng có màn hình lớn thường sẽ có các phím bấm ảo kích thước lớn. Một số nhà sản xuất như Samsung, Apple… còn cho phép người dùng xoay ngang màn hình (nếu muốn), và khi đó, kích thước các phím bấm QWERTY ảo hiển thị trên màn hình sẽ lớn hơn rất nhiều so với màn hình máy ở tư thế đứng thẳng. Lúc này bạn có thể gõ phím ảo bằng ngón tay, công nghệ rung phản hồi ở một số mẫu điện thoại thậm chí còn cho bạn cảm giác thú vị hơn nhiều so với việc bấm vào bàn phím QWERTY thật.

Màn hình cảm ứng lớn với công nghệ rung phản hồi, widget truy cập nhanh ứng dụng chat hoặc kết nối trực tiếp với các mạng xã hội, bàn phím QWERTY ảo phục vụ tối đa cho nhu cầu chat hay tán gẫu - không quá khó để hiểu vì sao những “chú dế” cảm ứng lại đang khiến nhiều bạn trẻ mê mẩn như vậy! 

Theo C.N (VNN)


 

các tin khác

  • Màn hình 3D độ phân giải Full HD đầu tiên
  • World Cup 2010 sẽ được quay bằng camera 3D
  • 10 công nghệ camera đỉnh cao 2009
  • Nokia trình diễn giao diện Symbian cảm ứng năm 2010
  • Q-mobile Q228 cho mùa lễ hội
  • Toshiba Portégé T110 sắc đỏ quyến rũ
  • Quá nhiều cho một chiếc máy nghe nhạc
  • HTC HD2 chính hãng giá tới 16,5 triệu
  • Những bức ảnh chụp từ iPhone

tin đọc nhiều

  • Lộ diện mẫu đồng hồ GPS đa năng, pin nhiều tuần
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.