Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

7 thói quen cần bỏ khi truy cập Internet

Thứ năm 08/03/2018 19:49
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Sử dụng WiFi công cộng, đặt mật khẩu đơn giản và nhấp vào các liên kết lạ được gửi kèm trong email là những thói quen dễ khiến bạn bị đánh cắp thông tin cá nhân.

Có thể nói Internet là kho kiến thức vô tận, nơi bạn có thể học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới để phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, những thói quen tưởng chừng như đơn giản sau đây sẽ khiến bạn dễ bị đánh cắp tài khoản ngân hàng, hợp đồng mua bán hay những dữ liệu quan trọng.

Có nên cắm sạc smartphone qua đêm?
Có nên cắm sạc smartphone qua đêm?
(PLO)- Đây có lẽ là câu hỏi luôn khiến nhiều người dùng smartphone phải đau đầu vì không biết xử lý sao cho đúng.

1. Kết nối WiFi công cộng

WiFi hiện đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, cho phép chúng ta có thể kết nối với bạn bè, thực hiện công việc, tìm kiếm tài liệu, điều khiển các vật dụng trong nhà… Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân, đặc biệt là khi người dùng kết nối vào các mạng WiFi công cộng.


Cụ thể, tội phạm mạng có thể tạo ra các điểm kết nối giả mạo (SSID Spoofing) với những tên gọi thu hút như “WiFi Free”, “WiFi miễn phí” để lừa người dùng truy cập hoặc sử dụng phương thức tấn công Man-in-the-Middle để đánh chặn dữ liệu.

Theo nghiên cứu của Bkav, WiFi miễn phí tại tất cả TP đa phần đều không an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể bị đánh cắp các thông tin nhạy cảm như tài khoản, mật khẩu, thẻ tín dụng… 

Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên hỏi lại nhân viên quán về tên WiFi và mật khẩu, đồng thời cài đặt thêm các ứng dụng VPN để mã hóa truy cập, tránh thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến khi sử dụng WiFi công cộng.

2. Sử dụng mật khẩu đơn giản

Nhiều người thường có thói quen đặt mật khẩu bằng tên thú cưng, ngày sinh, số điện thoại… để dễ nhớ, tuy nhiên, việc này không hề an toàn bởi tin tặc có thể dò ra mật khẩu bằng phương pháp Bruce force.

Để hạn chế bị mất tài khoản, bạn hãy đặt mật khẩu bằng những thứ khó đoán, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt. Đồng thời sử dụng công cụ kiểm tra mật khẩu để xác định độ mạnh tại địa chỉ https://goo.gl/uauwX1.


3. Không sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản

Việc sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản rất nguy hiểm bởi nếu tin tặc lấy được thông tin, họ có thể xâm nhập vào các tài khoản khác đơn cử như Facebook, Gmail…

4. Nhấp vào các liên kết lạ trong email

Tin tặc thường sử dụng chiêu trò gửi email trúng thưởng giả mạo, đồng thời chèn thêm các liên kết, tập tin độc hại để dụ người dùng tải về. Khi nhấp vào, trình duyệt sẽ tự động chuyển hướng đến các trang web độc hại có giao diện tương tự như Facebook, Gmail… để đánh cắp tài khoản. Ngoài ra, người dùng cũng không nên nhấp vào các bài viết có tiêu đề câu view trên Facebook để tránh bị người khác chiếm đoạt.


5. Cung cấp tài khoản cho người khác

Để tránh bị mất tài khoản, bạn không nên chia sẻ mật khẩu cho bất cứ ai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, người dùng có thể tạm thời chia sẻ tài khoản bằng dịch vụ AccessURL tại địa chỉ http://accessurl.com/. Với AccessURL, người dùng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ, đồng thời dẹp bỏ nỗi lo bị đổi mật khẩu khi chia sẻ tài khoản cho người khác, bởi khi hết thời gian, tự động liên kết sẽ bị vô hiệu hóa.


6. Không chia sẻ thông tin nhạy cảm lên Facebook

Nhiều người thường hay chia sẻ các địa điểm hoặc kế hoạch đi du lịch lên Facebook, bởi điều này sẽ cho phép kẻ gian nắm được thời điểm bạn vắng nhà để tiến hành xâm nhập. Do đó, bạn không nên chia sẻ những thông tin này một cách công khai, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook.


7. Thay đổi các thiết lập bảo mật

Đa số các dịch vụ, ứng dụng hay mạng xã hội hiện nay đều cung cấp cho người dùng một số tùy chọn để nâng cao khả năng bảo mật, đơn cử như mật khẩu hai lớp, mã xác thực, cảnh báo đăng nhập… Do đó, chỉ cần vài phút thiết lập, bạn đã có thể tạo thêm một lớp bảo vệ an toàn cho tài khoản. 

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Làm thế nào để không bị ‘xài chùa’ WiFi?
Làm thế nào để không bị ‘xài chùa’ WiFi?
(PLO)- Chỉ cần một chút kiến thức về Linux và bảo mật, kẻ gian hoàn toàn có thể khai thác và dò ra mật khẩu WiFi nhà bạn. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

 

MINH HOÀNG
 

Tag

wifi, internet, truy cập internet, thói quen, mất tài khoản, facebook

các tin khác

  • Sân chơi dành cho dân yêu máy tính
  • 8 cách tăng tốc smartphone cũ
  • Thu hồi khẩn cấp laptop Lenovo do nguy cơ cháy nổ
  • Xuất hiện smartphone có 4 camera giá siêu rẻ
  • Giảm giá 20% khi trải nghiệm dịch vụ giao hàng nhanh
  • 7 cách bảo mật thông tin ít người biết
  • Chỉ 11% phụ nữ làm công việc về an ninh mạng
  • 2 mẹo cần nhớ khi cho mượn iPhone, iPad
  • Hiệu năng Galaxy S9 bị iPhone X bỏ xa

tin liên quan

  • Thu hồi khẩn cấp laptop Lenovo do nguy cơ cháy nổ
  • 8 cách tăng tốc smartphone cũ
  • Sân chơi dành cho dân yêu máy tính
  • ‘Thánh SIM’ của Vietnammobile bị dừng triển khai
  • 3 lý do khiến người dùng mê mệt Galaxy S9

tin đọc nhiều

  • 10 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại Huawei ngay lập tức
  • Lô hàng điện thoại vivo bốc cháy trước khi lên máy bay
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.