Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Thiết bị số

Thiết bị số

47 thương hiệu camera quan sát dễ bị tấn công

Thứ tư 17/06/2020 17:00
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Theo nghiên cứu mới của Cơ quan giám sát người tiêu dùng Anh, hơn 3,5 triệu camera không dây trên toàn thế giới có nguy cơ bị tấn công bởi tội phạm mạng.

Các nhà nghiên cứu cho biết lỗ hổng được tìm thấy trong phần thiết kế và phần mềm của camera, cho phép tội phạm mạng có thể:

- Theo dõi nhà bạn thông qua camera

- Lắng nghe mọi người trong nhà nói chuyện (nếu camera có micro)

- Đánh cắp dữ liệu hoặc thay đổi mật khẩu

- Tìm vị trí chính xác nhà bạn

- Tấn công sang các thiết bị khác trong nhà

- Đưa camera vào một mạng botnet trực tuyến... 

Theo trang công nghệ Tom's Guide, có ít nhất 47 thương hiệu camera bị ảnh hưởng, hầu hết tất cả đều được bán trên Amazon, eBay... 

camera-quan-sat
Nhiều mẫu camera quan sát bị ảnh hưởng được bán trên Amazon, eBay... Ảnh: TIỂU MINH

Đa số các mẫu camera bị ảnh hưởng đều nằm ở châu Á. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 700.000 thiết bị đang được sử dụng ở châu Âu và 100.000 ở Anh.

Chuyên gia bảo mật Mỹ Paul Marrapese đã thử kiểm tra lỗ hổng trên các dòng camera được sản xuất bởi Accfly, Elite Security, Genbolt, egGeek và SV3C. Kết quả cho thấy những mẫu camera này dễ dàng bị hack từ xa.

Một số thương hiệu bị ảnh hưởng gồm Alptop, Besderec, COOAU, CPVAN, Ctronics, Dericam, Jennov, LEFTEK, Luowice, QZT và Tenvis. 

Trên trang web của mình, Marrapese đã liệt kê 100 UID (tên định danh thiết bị) dễ bị tấn công, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thông tin tại địa chỉ https://hacked.camera/.

uid-camera
UID và tên người dùng, mật khẩu thường được in trên camera. Ảnh: Marrapese

Biên tập viên máy tính Kate Bevan khuyến cáo những ai đang sử dụng các thương hiệu camera này nên tắt thiết bị ngay lập tức. Những sản phẩm giá rẻ không phải lúc nào cũng an toàn, đặc biệt là khi chúng đến từ các thương hiệu ít tên tuổi.

Bevan cũng kêu gọi các nhà lập pháp hành động: “Chính phủ phải thúc đẩy các kế hoạch lập pháp, yêu cầu các dòng camera phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bảo mật nhất định”.

Nếu đang sử dụng một trong các dòng camera kể trên, tốt nhất bạn hãy mua một thiết bị mới từ một nhà cung cấp uy tín. Nghiên cứu cho thấy việc các nhà sản xuất tung ra bản sửa lỗi dường như là điều không thể, do đó, việc sử dụng sản phẩm sẽ khiến người dùng gặp nhiều rủi ro. 

Bkav mong muốn lọt vào tốp 5 nhà sản xuất camera hàng đầu
Bkav mong muốn lọt vào tốp 5 nhà sản xuất camera hàng đầu
(PLO)- Vừa qua, Bkav đã chính thức gia nhập ngành công nghiệp sản xuất camera và ra mắt thương hiệu AI View.
TIỂU MINH
 

Tag

camera quan sát, camera dễ bị hack, camera quan sát dễ bị hack

các tin khác

  • Mẫu máy ảnh phù hợp với tất cả thể loại nhiếp ảnh
  • 6 việc cần làm khi không thể sạc pin cho iPhone
  • Cách biến iPhone thành kính lúp cực nhanh
  • Cách xóa hình ảnh, video, danh bạ trùng lặp trên điện thoại
  • Điện thoại có nhiều camera để làm gì?
  • Cách cài đặt và trải nghiệm nhanh macOS 11 beta
  • Mẹo giúp bạn hạn chế bị lừa khi mua iPhone cũ
  • 3 cách xử lý khi iPhone bị vô hiệu hóa
  • Cách hiển thị phần trăm pin trên tất cả phiên bản iPhone

tin liên quan

  • 4 mẫu tivi giảm giá 50% trong tháng 6-2020
  • Cách tạo phòng họp video miễn phí với 50 người trên Facebook
  • Lộ diện mẫu xe điện đầu tiên có khả năng di chuyển hơn 640 km
  • Bộ đôi laptop tầm trung với thời lượng pin lên đến 7 tiếng
  • Bkav mong muốn lọt vào tốp 5 nhà sản xuất camera hàng đầu

tin đọc nhiều

  • Nhiều mẫu laptop giảm giá 30% dịp cuối năm
  • Samsung Galaxy S21 series đầu tiên đã đến tay người tiêu dùng
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.