Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Rút tiền bằng vân tay có thực sự an toàn?

Thứ ba 04/10/2016 18:35
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- PayPal và MasterCard đang nghĩ đến giải pháp sử dụng dấu vân tay hoặc mống mắt để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc này thực sự có an toàn? 

Skimmer (đầu đọc thẻ giả mạo) và camera quay lén là hai thiết bị thường được tội phạm mạng sử dụng để đánh cắp thông tin thẻ ATM. Nhằm ngăn chặn tình trạng trên, một số ngân hàng và tổ chức tài chính đang nghĩ đến giải pháp sử dụng dấu vân tay hoặc mống mắt để thực hiện giao dịch.

Dấu vân tay và mống mắt được trang bị khá nhiều trên các dòng smartphone đời mới hiện nay, tuy nhiên, liệu rằng phương pháp này có thực sự an toàn?

bảo mật vân tay

Mới đây, Kaspersky Lab đã phát hiện ra một số loại skimmer có thể đánh cắp dấu vân tay và lấy dữ liệu từ hệ thống nhận diện bằng mạch máu trong lòng bàn tay và nhãn cầu (sinh trắc học). Theo ghi nhận, vụ việc tấn công thông qua sinh trắc học lần đầu tiên xảy ra vào tháng 3-2014. 

Dữ liệu sinh trắc học còn được lưu lại trên các loại hộ chiếu mới, hộ chiếu điện tử và visa. Do đó, khi kẻ tấn công có được hộ chiếu điện tử, điều này đồng nghĩa với việc danh tính của bạn đã bị đánh cắp. 

Một khi bị đánh cắp thông tin sinh trắc học (dấu vân tay, mống mắt), bạn sẽ không thẻ thay đổi lại dễ dàng giống như mật khẩu hoặc mã PIN. Ngoài ra, tin tặc còn sử dụng rất nhiều phương pháp tấn công bằng phần mềm độc hại, blackbox và mạng lưới để lấy cắp dữ liệu.


Xem thêm: Người dùng iPhone hoang mang vì bị khóa máy - Nhiều người dùng cho biết sau khi khôi phục cài đặt gốc trên thiết bị, iPhone bỗng nhiên bị khóa SIM và không thể kích hoạt.


bảo mật vân tay

Tim Erlin, Giám đốc an ninh và chiến lược của Tripwire, cho biết: “Bạn không thể thay đổi dấu vân tay hoặc võng mạc. Đây là một trong những thách thức quan trọng khi triển khai giải pháp xác thực bằng sinh trắc học. Một khi thông tin bị tấn công, sẽ rất khó để bạn phục hồi trở lại.”

Nhìn chung, khi phương pháp xác thực bằng sinh trắc học được triển khai, bạn phải rất thận trọng trong việc bảo mật thông tin cá nhân. Bởi với tốc độ phát triển như hiện nay, những thông tin rò rỉ hôm nay rất có thể sẽ trở thành một vấn đề lớn vào ngày mai. 


Xem thêm: Mã PIN bảo mật tốt hơn so với dấu vân tay - Máy quét vân tay đang ngày càng trở nên phổ biến trên smartphone, bổ sung một cách thức mới để bảo mật dữ liệu cá nhân.


 

TIỂU MINH
 

Tag

bảo mật vân tay, ngân hàng, tội phạm mạng, mống mắt, sinh trắc học, tấn công atm

các tin khác

  • 4 ứng dụng Facebook ‘siêu nhẹ’ không nên bỏ qua
  • 4 ứng dụng chụp ảnh tốt nhất cho iPhone
  • Người dùng iPhone hoang mang vì bị khóa máy
  • Microsoft chống lại nạn khai thác tình dục trẻ em
  • Đánh giá nhanh bộ đôi Coolpad Roar 3 và Roar Plus
  • TGDĐ vào top DN có môi trường làm việc tốt
  • Mất Facebook vì xài ứng dụng không rõ ràng
  • Viettel tăng trưởng gấp 5 lần tại Peru
  • Khai mạc vòng chung kết Viettel World Cup 2016

tin liên quan

  • Bphone 2 bất ngờ rò rỉ thông số kỹ thuật?
  • Smartphone Ấn Độ giá rẻ với cảm biến vân tay
  • Mã PIN bảo mật tốt hơn so với dấu vân tay

tin đọc nhiều

  • Hai mẫu smartwatch nhiều tính năng giá chưa đến 4 triệu
  • Người dùng iPhone nên cập nhật iOS 14.4 ngay lập tức
  • Vì sao bạn không thể tùy chỉnh cấu hình điện thoại như PC?
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.