Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Xuất hiện trang web giả mạo ngân hàng cực kỳ tinh vi

Thứ tư 09/05/2018 08:10
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Chiêu trò giả mạo giao diện trang web ngân hàng, Facebook… để đánh cắp tài khoản của người dùng vốn chẳng phải là mới, tuy nhiên mọi thứ ngày càng tinh vi hơn theo thời gian. 

Mới đây, Ngân hàng Vietcombank đã đưa ra cảnh báo về việc trên mạng xuất hiện một số trang web giả mạo ngân hàng nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tên đăng nhập và mật khẩu dịch vụ, từ đó chiếm đoạt tiền trên tài khoản ngân hàng của người dùng.

Xuất hiện mã độc nguy hiểm lây lan qua Facebook Messenger
Xuất hiện mã độc nguy hiểm lây lan qua Facebook Messenger
(PLO)- Mới đây, các nhà bảo mật Trend Micro đã cảnh báo người dùng về một loại mã độc mới lây lan qua Facebook Messenger nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập.

Cụ thể, khi thử truy cập vào địa chỉ http://****bank247.com/, ngay lập tức trình duyệt Google Chrome sẽ hiển thị cảnh báo nguy hiểm, đồng thời cảnh báo trang web này có thể chèn phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin cá nhân, đơn cử như mật khẩu, số điện thoại hoặc tài khoản ngân hàng… 


Trình duyệt Google Chrome ngay lập tức hiển thị cảnh báo nguy hiểm đối với các trang web giả mạo, có khả năng gây nguy hại cho người dùng. Ảnh: TIỂU MINH

Khi thử tiếp tục truy cập, người viết nhận thấy trang web này có giao diện tương tự như trang đăng nhập của Ngân hàng Vietcombank. Thêm vào đó, các liên kết, tùy chọn trên trang web này còn được trỏ trực tiếp về trang web của Vietcombank nhằm đánh lừa người dùng. Nếu không để ý kỹ địa chỉ trang web và nhập thông tin tài khoản, nhiều khả năng bạn sẽ bị kẻ gian đánh cắp dữ liệu. Đây là chiêu trò giả mạo trang web nhằm đánh cắp tài khoản của người dùng, hình thức lừa đảo này vốn chẳng phải là mới, tuy nhiên vẫn có khá nhiều người bị dính bẫy.


Một trang web giả mạo có giao diện tương tự như trang đăng nhập của Vietcombank. Ảnh: TIỂU MINH

Trước đó không lâu, một người dùng ở Hà Nội nhận được tin nhắn thông báo trúng thưởng qua Facebook, chị đã liên lạc đến số điện thoại trong tin nhắn và được hướng dẫn đăng nhập vào trang http://********.vn/vietcombank để ngân hàng xác thực, sau đó sẽ chuyển tiền thưởng đến tài khoản cá nhân.

Giao diện của trang web này cũng tương tự như trang đăng nhập của Vietcombank, điều này đã khiến chị không hề nghi ngờ và nhập ngay tên đăng nhập lẫn mật khẩu. Sau đó, trang web lại tiếp tục yêu cầu nhập mã OPT để hoàn tất, lúc này chị mới xem lại địa chỉ trên trình duyệt và tá hỏa khi thấy đây không phải trang web của Vietcombank. Ngay lập tức, chị đã thay đổi mật khẩu tài khoản vì nếu lúc nãy thiếu cảnh giác và nhập mã OTP vào, kẻ gian sẽ ngay lập tức thực hiện trót lọt giao dịch trong nháy mắt.

Làm thế nào để hạn chế?

Người dùng cần phải cảnh giác hơn với những tin nhắn lừa đảo thông báo trúng thưởng qua SMS, Facebook, điện thoại… Có thể thấy hành vi của kẻ gian ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn, hãy nhớ một điều là tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hay địa chỉ email cho người khác. 

Đồng thời, khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền trực tuyến, hãy để ý đến liên kết trang xem có đúng hay chưa, thường thì các trang web của ngân hàng sẽ sử dụng giao thức bảo mật HTTPS nên ở phần đầu địa chỉ sẽ có biểu tượng ổ khóa màu xanh lá, nghĩa là an toàn.


Chỉ nên thực hiện giao dịch trực tuyến tại các trang web đã được bảo mật, sử dụng giao thức HTTPS. Ảnh: TIỂU MINH

- Sử dụng giải pháp bảo mật mạnh mẽ cho máy tính, smartphone và bảo đảm rằng mọi thứ luôn được cập nhật.

- Không nên jailbreak hoặc root smartphone để tránh bị dính phần mềm độc hại.

- Thường xuyên chạy các chương trình bảo mật để quét thiết bị lây nhiễm.

- Không đăng nhập vào các trang web đáng ngờ, bạn hãy để ý kỹ địa chỉ trang web trước khi tiến hành nhập thông tin.

- Dùng tay che lại khi nhập mật khẩu thẻ.

- Hãy sử dụng các máy ATM ngay tại ngân hàng.

- Thông báo cho ngân hàng khi thấy những giao dịch đáng ngờ.

Nhìn chung, trên đây chỉ là một trong số nhiều vụ lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản của người khác. Tất nhiên, đằng sau đó vẫn còn khá nhiều hình thức và các trang web lừa đảo tương tự, người dùng phải thật sự tỉnh táo, tránh ham rẻ để rồi bị sập bẫy kẻ gian, đến khi mất tiền thì hối hận đã muộn.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Bảo mật tài khoản ATM sao cho đúng?
Bảo mật tài khoản ATM sao cho đúng?
(PL)- Vụ khách hàng Agribank bị mất tiền trong tài khoản ATM đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về thói quen bảo mật của người dùng.

 

TIỂU MINH
 

Tag

vietcombank, ngân hàng, lừa đảo, giả mạo, phần mềm độc hại, atm, trang web giả mạo, google chrome

các tin khác

  • IBM trở lại với chương trình Tình nguyện viên quốc tế
  • iPhone X giảm giá sốc chỉ còn 2,8 triệu đồng?
  • Hai mẫu điện thoại phổ thông dành cho người mới
  • Nhiều người dùng VinaPhone bị quấy rối đòi nợ
  • Huawei P20 Pro dễ bể màn hình khi bị trầy xước
  • 3 cách sửa lỗi iPhone không gửi được tin nhắn
  • Top 5 mẫu motor điện nhanh nhất hiện nay
  • 6 mẹo tăng tốc iPhone cũ không phải ai cũng biết
  • Cách bảo vệ người lớn tuổi khi tham gia Internet

tin liên quan

  • Xuất hiện mã độc nguy hiểm lây lan qua Facebook Messenger
  • iPhone X bị lỗi sẽ được Apple đổi mới
  • Cách khôi phục tin nhắn đã xóa trên Zalo
  • 5 cách tận dụng camera trên smartphone ít người biết
  • Facebook có thể xâm nhập tài khoản của bạn bất cứ lúc nào

tin đọc nhiều

  • Ứng dụng LastPass bị phát hiện có chứa 7 trình theo dõi
  • Cách hạn chế bị Facebook theo dõi khi sử dụng Firefox
  • Lộ diện mẫu smartphone sạc nhanh 65 W cùng khả năng kết nối 5G
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.