Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Windows xuất hiện lỗ hổng nguy hiểm và đây là cách khắc phục

Thứ ba 19/03/2019 14:02
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Kaspersky Lab mới đây đã phát hiện ra một lỗ hổng mới trên Windows, đã được sử dụng trong các cuộc tấn công của ít nhất hai nhóm tin tặc, trong đó có SandCat. 

Đây là lần thứ tư lỗ hổng zero-day được phát hiện bởi công nghệ Automatic Exploit Prevention của Kaspersky Lab. Kaspersky Lab đã báo cáo lỗ hổng mang mã hiệu CVE-2019-0797 cho Microsoft để phát hành bản vá ngay sau đó.


Lỗ hổng zero-day là thuật ngữ để chỉ những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục. Những tay hacker có thể lợi dụng những lổ hổng này để để xâm nhập vào hệ thống mạng và thiết bị của người dùng. Theo các chuyên gia từ Kaspersky Lab, các nhóm tin tặc tận dụng lỗ hổng trên hệ thống Microsoft Windows để tạo sự leo thang đặc quyền và toàn quyền kiểm soát quyền truy cập trên thiết bị của người dùng. Mẫu phần mềm độc hại này nhắm vào các phiên bản Windows 8 đến Windows 10.

Trong nhiều nhóm tin tặc tấn công, có thể có FruityArmor và SandCat. Được biết, FruityArmor đã từng tấn công qua lỗ hổng zero-day trong quá khứ, trong khi SandCat chỉ mới khai thác lỗ hổng này gần đây.

Lỗ hổng được phát hiện bởi công nghệ Automatic Exploit Prevention của Kaspersky Lab, được tích hợp trong hầu hết các sản phẩm của công ty.

Các sản phẩm của Kaspersky Lab có phả năng phát hiện lỗ hổng bảo mật như:

- HEUR:Exploit.Win32.Generic

- HEUR:Trojan.Win32.Generic

- PDM:Exploit.Win32.Generic

Kaspersky Lab khuyên người dùng nên thực hiện các biện pháp bảo mật sau:

- Cài đặt bản vá của Microsoft càng sớm càng tốt.

- Đảm bảo cập nhật tất cả phần mềm thường xuyên, nhất là ngay sau khi bản vá bảo mật mới được phát hành. Các sản phẩm bảo mật có tính năng Đánh giá lỗ hổng và Quản lý bản vá có thể giúp tự động hóa các quy trình này.

- Chọn giải pháp bảo mật như Kaspersky Endpoint Security, được trang bị khả năng phát hiện lỗ hổng dựa trên hành vi của người dùng để bảo vệ hiệu quả dữ liệu trước các mối đe dọa chưa hoặc đã được phát hiện.

- Sử dụng các công cụ bảo mật nâng cao như nền tảng KATA (Kaspersky Anti Targeted Attack) của Kaspersky nếu doanh nghiệp đòi hỏi các biện pháp bảo mật tinh vi hơn.

- Đảm bảo bộ phận bảo mật có thể truy cập những thông tin mới nhất về các mối đe dọa mạng. 

- Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là đảm bảo đội ngũ nhân viên trong tổ chức được trang bị những kiến thức cơ bản về an ninh mạng.

TIỂU MINH
 

Tag

lỗ hổng zero-day, Microsoft Windows, lỗ hổng trên Windows, công nghệ Automatic Exploit Prevention

các tin khác

  • Realme 3 sẽ trình làng vào tháng 4-2019?
  • FPT Play Box+ hỗ trợ điều khiển đèn, quạt, tivi,... từ xa
  • 5 ứng dụng chặn quảng cáo độc hại tốt nhất trên Android
  • Chiêm ngưỡng mẫu motor bay Speeder độc đáo
  • Sửa lỗi điện thoại không thể kết nối với tai nghe Bluetooth
  • Cách 'hô biến' iPhone 7 Lock giá 5 triệu thành quốc tế
  • Bộ tài liệu không thể bỏ qua cho giới trẻ mê CNTT
  • Vsmart chính thức 'tấn công' thị trường Tây Ban Nha
  • Đa số các ứng dụng chống virus đều hoạt động không chính xác

tin liên quan

  • Facebook đến thời điểm nào đó rồi cũng sẽ chết
  • Chiếc smartphone đầu tiên được trao chứng nhận 5G CE
  • Tấn công bằng mã độc trên di động bất ngờ tăng đột biến

tin đọc nhiều

  • Galaxy S21 series bất ngờ lộ diện với cụm camera độc đáo
  • iPhone 12 mini giảm giá nhẹ 3,6 triệu đồng
  • Alibaba sản xuất ô tô điện hạng sang
  • Ưu đãi lên đến 15% khi mua sắm bằng thẻ MasterCard
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.