VNG và sự 'thay máu' trong chiến lược kinh doanh

VNG khởi nghiệp từ năm 2004, tính đến nay đã tròn 15 năm. Và cũng đồng nghĩa, chí ít trong khoảng thời gian 15 năm qua Việt Nam mới chỉ có một doanh nghiệp kỳ lân, có giá trị chạm ngưỡng tỉ USD vào năm 2014. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, giá trị của VNG đã tăng tiếp lên khoảng 50% nữa, đạt khoảng từ 1,5-1,6 tỉ USD. Chính sự thăng tiến về giá trị của VNG lại để lại một khoảng trống lớn trong môi trường doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

VNG: Chú kỳ lân công nghệ của Việt Nam

Khởi nghiệp bằng con đường phát triển lĩnh vực game onilne khi thị trường này còn rất sơ khai và được giới công nghệ và người tiêu dùng biết đến với hình ảnh của một doanh nghiệp nhẩu khẩu trò chơi trực tuyến, thì đến tháng 3 năm 2010 chú kỳ lân công nghệ này đã tự tạo cho mình một game "made in Việt Nam" và gặt hái nhiều giải thưởng danh giá của cộng đồng game quốc tế.

Và cũng trong 7 năm đó, Vinagame thoát khỏi bóng của một công ty trò chơi, bằng việc đổi tên công ty thành VNG và cơi nới thêm "gian nhà" của mình khi đầu tư vào lĩnh vực mạng với Zing MP3, Zing Chat, Zing News, Zing Me, mạng xã hội hỗ trợ cộng đồng game.

Đầu năm 2013, VNG lại tiếp tục trình làng với ứng dụng có tính năng nhắn tin, gọi điện miễn phí trên nền tảng di động- Zalo. Đây được coi là sự thành công của VNG khi cán mốc 100 triệu người dùng. Không những vậy, Zalo còn ngày càng trở thành một cổng kết nối đắc lực giữa người dân với chính quyền điện tử, cung cấp cho người dùng thông tin thời gian thực về tình hình giao thông, tra cứu lịch tiêm chủng, đăng ký các thủ tục hành chính cơ bản…

Zalo Pay được coi là sự thành công của VNG trong lĩnh vực thanh toán di động

"Ở Zalo tôi chúng tôi không tuyên bố chúng tôi làm tốt nhất chúng tôi phải trải qua rất nhiều khó khăn thách thức. Nhưng điều làm tôi tự hào về đội ngũ của tôi đó là họ đã thực sự tập trung vào giá trị người dùng cốt lõi và đó là sự liên kết liên lạc thông qua thông qua tin nhắn", ông Minh chia sẻ.

Ông cũng nhận định giá trị cốt lõi của Zalo, mạng xã hội Facebook chưa tạo ra được khi nghiên cứu chỉ ra rằng người ta bỏ dùng Facebook trong một tháng thì chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.

Bám theo những lĩnh vực hoạt động trên nền tảng Internet, thương mại điện tử cũng sớm được VNG lấn sân với website đầu tiên là 123Mua.vn (2006), sau đó trang thương mại điện tử 123.vn theo mô hình B2C và mới đây là việc đầu tư vào website thương mại điện tử Tiki.

Tuy nhiên, không phải bước lấn sân nào của VNG cũng mang về thành quả, VNG cũng thừa nhận đã rút ra nhiều bài học khi phát triển kinh doanh một cách dàn trải.

Nhưng dù muốn hay không, cũng phải nhận định rằng VNG là chú kỳ lân công nghệ mà sau đó vẫn là khoảng trống trong môi trường khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Ông Lê Hồng Minh cũng trả lời rằng: "Tôi không phải là người hay sợ hãi. Triết lý của tôi là miễn là không chết thì tại sao phải sợ, dù bất kỳ điều gì".

Xu thế chuyển dịch từ online sang offline

Từ việc xuất phát điểm chỉ là một doanh nghiệp phát hành game, giờ đây, VNG đã chuyển mình rất nhanh để đón bắt hàng loạt xu hướng công nghệ "hot" nhất thế giới hiện nay như dịch vụ đám mây hay tài chính cá nhân và thanh toán di động. Được phát triển gắn liền với nền tảng Zalo, ví điện tử ZaloPay nhanh chóng đã lọt vào Top 5 ví điện tử trên thị trường nội địa là một ví dụ tiêu biểu. Và gần đây là sự ra đời của dịch vụ đám mây.

Tuy nhiên hiểu được tương lai có thể chết đi bất cứ lúc nào CEO VNG cho rằng phải tự thân các doanh nghiệp phải thay đổi như việc ở mảng game truyền thống của VNG muốn phát triển thì phải bước ra khỏi Việt Nam để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Cũng theo ông Minh, Internet Việt Nam đang chuyển dịch từ không gian online sang không gian vật lý, do đó điều quan trọng là nắm bắt được cơ hội theo sự chuyển dịch của xã hội.

JVNG đã tự mình sản xuất game "Made in Viet Nam"

Ông lấy ví dụ trong vòng 5 năm trở lại đây, có rất nhiều các công ty bước ra thế giới thật, như Grab, Uber, Airbnb, và rất nhiều công ty thương mại điện tử… họ chuyển dịch dần từ không gian online sang môi trường thực tế. Đây chính là cơ hội và xu hướng công nghệ, Internet sẽ dịch chuyển ở Việt Nam trong vòng 3-5 năm tới.

Ông cũng thừa nhận rằng, VNG có thể am hiểu về online, nhưng thế giới offline lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Hiện nay VNG làm tốt về phần mềm, về nội dung nhưng logistics, dịch vụ tài chính, y tế, bảo hiểm... là những kiến thức chuyên môn phải học hỏi rất nhiều. Để tham gia vào những lĩnh vực như logistics, dịch vụ tài chính, y tế, bảo hiểm… cần phải có nguồn lực và chuyên môn. Tuy vậy, ông Lê Hồng Minh cho rằng, ở đâu khó thì ở đó có cơ hội, thậm chí rất nhiều cơ hội.

"Chúng tôi tin mình có thể giải quyết được một vài thách thức cụ thể và nếu thành công, VNG có thể tăng trưởng 10 đến 20 lần trong những năm tới", ông Minh nói.

Ông cũng tiết lộ, hiện nay đội ngũ VNG đang thực hiện một số dự án nhỏ về công nghệ rất thú vị. Đó cũng là những dự án thể hiện sự chuyển dịch mô hình kinh doanh online sang thế giới thực của VNG.

“Khoảng 4 tháng trước, tôi có đọc báo và thấy rằng TP.HCM đang rất vất vả trong việc triển khai vé xe bus điện tử. Tôi muốn biết vấn đề gặp phải là gì nên đã gặp gỡ cơ quan quản lí, thật ra từ trước tới giờ chúng tôi chưa làm ở mảng giao thông nhưng chúng tôi quyết định là sẽ thử. Và cách đây vài ngày chúng tôi vừa phối hợp cùng Thành phố triển khai thí điểm thanh toán điện tử và vé điện tử trên 1 số tuyến xe buýt công cộng trong TP.HCM. Nhóm dự án bao gồm các bạn rất trẻ, khoảng 20 người dưới 30 tuổi và các bạn chưa bao giờ có kinh nghiệm làm về vé xe bus hay vé điện tử. Đây là một trong những ví dụ về việc chúng tôi đang cố gắng học hỏi và chuyển dịch kinh doanh đưa online sang thế giới thực”, ông Minh chia sẻ.

Và hẳn rằng, đây cũng chính là bước chuyển mình đầy thách thức mà "chú kỳ lân Việt" đang phải thực hiện để cái chết đến càng chậm càng tốt như cách Lê Hồng Minh đã nói về sự tồn tại của doanh nghiệp.

Đọc thêm