Viettel đồng hành với những ý tưởng khởi nghiệp mới

Các đội thi có 48 giờ tập trung tại vòng chung kết (trong đó có 36 giờ làm việc với cường độ cao). Ban Giám khảo sẽ căn cứ vào các bài thi của thí sinh để đưa ra các góp ý (đề bài) giúp đội thi hoàn thiện sản phẩm. Thành viên trong mỗi nhóm sẽ phải phối hợp nhịp nhàng, ăn ngủ dã chiến ngay tại địa điểm tổ chức để hoàn tất sản phẩm và thuyết phục được Ban Giám khảo là những chuyên gia trong các lĩnh vực: Công nghệ, Kinh tế và Khởi nghiệp.

Các đội thi sẽ có 36 giờ làm việc với cường độ cao để hoàn thiện sản phẩm

Chủ đề của cuộc thi năm nay là Internet of Things, hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối, xoay quanh các vấn đề về nhà xưởng thông minh, Nông nghiệp thông minh; Năng lượng thông minh; Bán lẻ thông minh; Thiết bị đeo thông minh; Tự động hoá; Thành phố thông minh; An ninh; Sức khoẻ; Sản xuất thông minh.

Chất lượng bài thi được đánh giá dựa vào 5 tiêu chí: Tiếp cận vấn đề; Thực hiện; Sự tác động;  Điểm mạnh kỹ thuật và Yếu tố ấn tượng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ yêu cầu các đội thi xem xét đến tính thực tiễn của các sản phẩm tạo ra và cách sử dụng nó khi đưa vào thực tiễn.

Từ 18 đội, Ban giám khảo sẽ chọn ra 4 đội xuất sắc nhất để trao giải thưởng vào đêm 1/10, trong đó, giải Vô địch trị giá 150 triệu đồng (bao gồm 80 triệu đồng tiền mặt, điện thoại thời thượng, tài khoản Viettel Bankplus, 6 tháng 4G data miễn phí, 1 năm sử dụng dịch vụ điện toán đám mây miễn phí (tại Viettel IDC).

Ông Phùng Văn Cường- Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom phát biểu lại vòng chung kết Vietnam IOT Hackathon 2017

Cuộc thi “Vietnam IOT Hackathon 2017” do Tập đoàn Viễn thông quân đội tổ chức trên quy mô toàn quốc với cơ cấu giải thưởng trị giá gần 600 triệu đồng cùng cam kết hỗ trợ thiết thực từ ban tổ chức để hoàn thiện và phát triển sản phẩm.

Theo đại diện Viettel, ngoài các giải thưởng thì đơn vị sẵn sàng đầu tư cùng  phát triển và khai thác những ý tưởng thú vị có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

Đọc thêm