Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Việt Nam gây tiếng vang tại diễn đàn bảo mật Black Hat

Thứ bảy 21/02/2009 15:55
printer envelope zini zini zini zini
Chủ tịch Hội nghị an ninh mạng thường niên Black Hat (Mỹ) "vô cùng ngạc nhiên" trước màn trình diễn “xuyên thủng” công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên các laptop của Bkis.

Sự kiện Trung tâm An ninh mạng Bách khoa – Bkis – trình diễn kỹ năng “xuyên thủng” công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên các laptop tại Black Hat hôm qua (19/2) đã ngay lập tức được hàng loạt tờ báo/website công nghệ như Computer World, InformationWeek, Daily Tech, The Register, The Standard, ArsTechnica và Computer Weekly đưa tin.

Chuyên gia Bkis trình diễn kỹ năng vượt qua công nghệ nhận diện khuôn mặt trên các laptop của Asus, Lenovo và Toshiba tại hội nghị an ninh mạng Black Hat ở Mỹ ngày 19/2.

Tại hội nghị Black Hat, ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng An ninh ứng dụng của Bkis đã trình diễn quá trình vượt qua được tính năng bảo vệ bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, lần lượt đăng nhập thành công vào laptop Asus, Lenovo, Toshiba ở các mức độ bảo mật từ thấp đến cao nhất.

Đại diện Bkis cho hay phát hiện này đã khiến nhiều người tham dự hội nghị này bất ngờ, ồ lên khi chứng kiến kết quả trình diễn. Ngay như ông Jeff Moss, Chủ tịch của Black Hat nói “vô cùng ngạc nhiên khi công nghệ nhận dạng khuôn mặt lại có thể bị xuyên thủng một cách dễ dàng đến vậy”.

Jacob Torrey, người được mời trực tiếp tham gia thử nghiệm “qua mặt” hàng rào xác thực bằng khuôn mặt của Bkis nói rất bất ngờ trước kết quả này. “Tôi vẫn nghĩ rằng công nghệ này sẽ bảo vệ an toàn được cho máy tính, nhưng kết quả tôi vừa thực hiện cho thấy nó không thể làm được điều đó”, Jacob Torrey nói.

Selven Veeraragoo, chuyên gia ngành kinh tế tại Washington DC, sau khi chứng kiến các thử nghiệm của Bkis, nói “sẽ không sử dụng tính năng này, mà chọn mật khẩu là các ký tự và phím CapsLock thay thế”.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, lỗ hổng này không thể khắc phục được và các nhà sản xuất cần phải loại bỏ, dừng phát triển công nghệ này. Các hãng sản xuất cũng cần phải đưa ra thông báo chính thức tới người sử dụng trên toàn cầu, ngừng sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt trên các máy tính xách tay.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được Asus, Lenovo và Toshiba cung cấp sẵn trong bộ phần mềm chuyên dụng đi kèm máy và đưa vào tất cả các dòng laptop có webcam, hỗ trợ hệ điều hành Windows Vista, XP. Chủ nhân, thay vì phải gõ mật khẩu hoặc xác thực bằng vân tay, chỉ cần ngồi trước máy tính là có thể đăng nhập được. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được các hãng giới thiệu là một tính năng nổi trội, giúp ngăn chặn người khác tiếp cận máy tính trái phép, đảm bảo an toàn thông tin cho chủ nhân.

Tháng 12/2008, Bkis đã có buổi công bố kết quả nghiên cứu này tại Hà Nội. Ngay sau đó, cơ quan tổ chức hội nghị Black Hat đã chính thức mời nhóm nghiên cứu Bkis sang Mỹ thực hiện việc thử nghiệm và công bố một lần nữa trước toàn thế giới về lỗ hổng này.

Theo ICTNews


 

các tin khác

  • 177 triệu tên miền đã có chủ
  • Cuối tháng 3, IE8 sẽ ra bản chính thức
  • Khủng hoảng đã đảo ngược định luật Moore
  • Qualcomm hỗ trợ GPS cho laptop
  • Thiết bị khuếch đại truyền tín hiệu Wi-Fi 10 Gb/giây
  • Chưa thể công nhận tài sản ảo trong game online
  • Bàn chính sách thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở tại Việt Nam
  • Nhắc nhở "phố máy tính" về bản quyền
  • Thị trường ĐTDĐ: Tranh đua chinh phục "thượng đế" bình dân

tin đọc nhiều

  • Cách xem các kênh K+ miễn phí trên điện thoại
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.