Việt Nam có tỉ lệ lây nhiễm mã độc hơn 45%

Trong năm nước đứng đầu toàn cầu về nguy cơ nhiễm mã độc thì có hai quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia. Đây là hai nước có tỉ lệ nhiễm mã độc hơn 45% vào quý II-2016, nhiều gấp đôi so với mức trung bình cùng kỳ của thế giới (21%).

Ngoài ra, các nước đang phát triển như Mông Cổ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ có tỉ lệ lây nhiễm hơn 30%.

Các nước phát triển cao về công nghệ thông tin trong khu vực như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore thì lại có tỉ lệ nhiễm mã độc ở mức thấp hơn so với trung bình thế giới và đây là điểm nhấn về tính đa dạng của an ninh mạng tại khu vực châu Á.

Danh sách 19 quốc gia tại châu Á bị mã độc tấn công:

1. Mông Cổ
2. Việt Nam
3. Pakistan
4. Indonesia
5. Nepal và Bangladesh
6. Cambodia
7. Philippines
8. Thailand
9. India
10. Sri Lanka
11. Malaysia
12. Taiwan
13. China
14. Singapore
15. Hong Kong
16. Hàn Quốc
17. Australia
18. New Zealand
19. Nhật Bản

Danh sách các loại mã độc xuất hiện nhiều ở châu Á:

• Gamarue, chuyên ăn cắp thông tin và thay đổi các thiết lập bảo vệ trên máy. 

• Lodbak, một dạng trojan thường được cài trên các ổ cứng di động.

• Dynamer, trojan ăn cắp các thông tin cá nhân, tải thêm mã độc hoặc giúp tin tặc truy cập vào máy tính. 

Trong thực tế Gamarue là mã độc phổ cập nhất trong nửa đầu của năm 2016, đặc biệt là tại thị trường Nam và Đông Nam Á. Khoảng 25% máy tính tại Ấn Độ và Indonesia bị Gamarue tấn công trong cùng kỳ.

Ông Keshav Dhakad, Giám đốc khu vực, Trung tâm Phòng, chống tội phạm mạng, Microsoft châu Á, chia sẻ: “Với sự gia tăng lượng mã độc kèm lượng tấn công ngày càng tinh vi, an ninh mạng đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên quan trọng với hầu hết các tổ chức”. 

Đội ngũ an ninh mạng của công ty cần xây dựng các giải pháp vững vàng để ứng phó với những cuộc tấn công mạng, đơn cử như:

- Chỉ sử dụng phần mềm chính hãng, luôn cập nhật phiên bản mới.

- Yêu cầu nhân viên sử dụng mật khẩu mạnh, hạn chế sử dụng thiết bị cá nhân tại nơi làm việc để tránh lây nhiễm.

- Đầu tư vào các giải pháp giám sát, phát hiện và loại trừ hiểm họa theo thời gian thực.

  

Đọc thêm