Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Vì tương lai hãy chuyển đổi giáo dục ngay từ hôm nay

Thứ hai 29/08/2016 08:00
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Khi áp dụng công nghệ vào giáo dục, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp, góp phần xây dựng và chuyển đổi tương lai tích cực hơn.

Liệu giới trẻ ngày nay có sẵn sàng cho công việc tương lai hay không? Đây là câu hỏi mà bất kì một thầy cô giáo nào cũng đều tự hỏi.

Trong môi trường học tập được hiện đại hóa, các phương pháp giảng dạy vẫn còn khá mơ hồ, chưa thực tế và sinh viên khi ra trường thường thiếu hụt kĩ năng và phải đạo tạo lại, đặc biệt là trong các khối học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).

Kết quả sẽ ra sao? Những rủi ro cao về việc thiếu kỹ năng sẽ tạo ra tình trạng thất nghiệp kéo dài, nên bạn sẽ lựa chọn các công việc ở mức thấp, với mức lương không đủ sống.

Theo báo cáo EIU (Economist Intelligence Unit), tới năm 2030, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ cho ra lò 1.7 triệu cử nhân với 400.000 kỹ sư STEM, và đây là 2 quốc gia hàng đầu. Tuy nhiên, số lượng không hoàn toàn đồng nghĩa với chất lượng đào tạo và năng lực làm việc.

“Với sinh viên, chất lượng đào tạo là quan trọng để thu nhận kiến thức kỹ thuật số và các kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21, ví dụ như truyền thông, hợp tác, suy nghĩ sáng tạo và các kỹ năng xử lý tình huống. Chất lượng đào tạo không chỉ được tạo nên từ thương hiệu trường hoặc hạ tầng của các trường học mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hoặc giá trị của phương thức học được tiếp cận bởi từng học sinh, sinh viên”, Ông Don Carlson, Giám đốc khối Giáo dục, Microsoft Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ. 

giáo dục

Vai trò của Công nghệ trong Giáo dục

Nếu áp dụng công nghệ, bạn có thể mở rộng trải nghiệm học tập nhờ xóa bỏ các bức tường lớp học, cho phép tương tác và kết nối rộng rãi để có môi trường học tập phong phú hơn. 

Ví dụ tiêu biểu của việc  công nghệ có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập là trường Hale School, trường Nam sinh ở Perth, Úc.  Các sinh viên có thể sử dụng các công cụ cộng tác như Microsoft OneNote và Office 365 để làm bài tập và các dự án, và giáo viên có thể nhận xét đồng thời điểm trên bài tập.

Từ rất nhiều những điển hình thành công, tiêu biểu như Perth, Microsoft cam kết tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm của Microsoft cho các trường học, chính phủ và các tổ chức tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

“Tương lai hết sức tươi sáng. Trong khi các khối nước phát triển đã ghi nhận những lợi ích của việc chuyển đổi giáo dục nhờ công nghệ, các nền kinh tế mới nổi với việc chưa áp dụng nhiều trong công nghệ sẽ có cơ hội tối ưu để số hóa nhờ học hỏi từ các quốc gia đi trước, rút ngắn khoảng cách và mở ra những cánh cửa mới trong chân trời học thuật”,  Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhấn mạnh.

 

TRIỆU MẪN
 

Tag

giáo dục, công nghệ, sinh viên, kĩ năng, microsoft, stem, khoa học

các tin khác

  • Lộ diện vũ khí bí mật của TGDĐ
  • Apple gửi thư mời ra mắt iPhone 7 vào ngày 7-9
  • iPhone 7 lộ toàn bộ thông số trước ngày ra mắt
  • Trao 12.000 quyền tập cho học sinh nghèo tại Lý Sơn
  • Ra mắt công cụ Instagram dành cho doanh nghiệp
  • Người dùng iPhone than trời vì App Store gặp sự cố
  • Wi-Fi miễn phí được triển khai tại các bến xe trong dịp 2-9
  • Có gì 'hot' tại sự kiện Wow! Taiwan Selects?
  • Khuyến cáo người dân cẩn trọng khi chơi Pokémon GO

tin liên quan

  • Những dấu hiệu nhận biết smartphone đã bị nhiễm mã độc
  • 5 sai lầm sẽ giết chết các món đồ công nghệ
  • Công cụ đẩy lùi nạn ‘đạo văn’ trực tuyến

tin đọc nhiều

  • Phụ nữ ngành CNTT cảm thấy khó chịu khi phải làm việc tại nhà
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.