Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Vất vả chống chọi với thiết bị gây nhiễu

Thứ ba 02/08/2011 14:27
printer envelope zini zini zini zini
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT nói, cơ quan này đang vất vả chống chọi với các thiết bị gây can nhiễu.

Loại điện thoại kéo dài không phù hợp quy hoạch tần số đã gây ra tình trạng can nhiễu làm rớt mạng, chất lượng cuộc gọi di động không tốt và có thể không kết nối được Internet. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo ông Hoan, 100% các đài phát thanh không dây được kiểm tra đều không đạt chất lượng, trong đó có sản phẩm sản xuất trong nước, có cả sản phẩm mua từ nước ngoài.

Hiện tượng nhiễu điện thoại kéo dài cũng không thể ngăn chặn được vì rất nhiều cơ quan, đơn vị đã “lỡ” mua sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn, nhập khẩu những loại thiết bị không đúng quy hoạch tần số. Đã có thời điểm các doanh nghiệp cung cấp thiết bị được yêu cầu phải đổi máy mới thay thế cho thiết bị gây nhiễu, nhưng trên thực tế không có căn cứ nào bắt buộc doanh nghiệp phải làm vậy, và sáng kiến đổi máy này đã “sập tiệm”. 

Mới đây, cơ quan quản lý thị trường đã phối hợp hỗ trợ giải tán những điểm chợ bán thiết bị trôi nổi. Song đối với lượng lớn thiết bị được đưa qua cửa khẩu thì vẫn đang được “buông xuôi”.

 “Đây là lỗi của cơ quan quản lý, đã cho nhập khẩu những thiết bị không phù hợp quy hoạch tần số của Việt Nam và không có biện pháp ngăn chặn những thiết bị gây nhiễu”, ông Hoan nhận xét.

Tuy nhiên, theo khẳng định của ông Chu Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng CNTT&TT, Bộ TT&TT, thì thời gian qua việc chứng nhận hợp quy, cấp phép nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện, phát thanh truyền hình và điện thoại kéo dài đã được thực hiện nghiêm túc. Các thiết bị được cấp phép đều không gây nhiễu. Những điện thoại gây nhiễu đều là thiết bị được nhập khẩu qua đường xách tay.

Một điểm bất cập trong công tác quản lý chất lượng CNTT&TT hiện nay là những thiết bị có tỷ lệ sai sót và tỷ lệ không hợp quy nhỏ (như BTS) thì được kiểm tra rất tích cực, trong khi những thiết bị có tỷ lệ sai nhiều như thiết bị phát thanh truyền hình thì lại thiếu kiểm tra, không tích cực quản lý.

Để giải quyết tình trạng nhiễu sóng nêu trên, “cần nghiên cứu lại quy định về cấp phép và kiểm soát nhập khẩu, ngăn chặn không cho nhập khẩu những thiết bị vô tuyến không phù hợp quy hoạch tần số để đảm bảo không gây khó khăn cho việc sử dụng, thúc đẩy phát triển ứng dụng vô tuyến tại Việt Nam”, ông Hoan đề xuất.

Đối với thiết bị vô tuyến điện sản xuất trong nước, theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, thời gian tới, Cục Viễn thông cần xem xét ban hành quy định liên quan đến thiết bị thông tin vô tuyến sản xuất trong nước, chú trọng tới điều kiện hành nghề của các cơ sở sản xuất.

Dự kiến trong tháng 8 này, Cục Tần số Vô tuyến điện sẽ trình Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Chỉ thị về quản lý chất lượng thiết bị vô tuyến, đặc biệt là thiết bị phát thanh – truyền hình, trong đó sẽ phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan.

Theo Ngọc Mai (ICTnews)


 

các tin khác

  • HTC mở rộng vụ kiện, tố cáo Apple vi phạm ở Anh
  • Yahoo ra mắt dịch vụ đài phát thanh thể thao
  • Tội phạm truy nã bị bắt giữ vì “thách thức” cảnh sát trên Facebook
  • Những điều cần biết về HTML5
  • Sự trở lại ngoạn mục của các công nghệ cũ
  • Sẽ lấy ý kiến người dùng về đổi số di động
  • Xuất hiện trojan bí mật ghi âm cuộc gọi trên Android
  • EU tiến hành điều tra 9 lá đơn tố cáo Google
  • 10 sai lầm khi nâng cấp máy tính

tin đọc nhiều

  • 3 cách xóa lịch sử vị trí khi sử dụng Google Maps
  • Vingroup ra mắt dịch vụ đám mây xác thực mạnh đầu tiên của VN
  • Vì sao bạn không thể tùy chỉnh cấu hình điện thoại như PC?
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.