Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

UC Browser và 2 ứng dụng TQ nên gỡ bỏ khỏi smartphone

Thứ năm 16/11/2017 07:08
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Vì chứa phần mềm quảng cáo độc hại, ứng dụng UC Browser đã bị gỡ bỏ khỏi Google Play.

UC Browser hiện thuộc sở hữu của Alibaba (Trung Quốc), đây là một trong những trình duyệt trên di động có lượng người sử dụng khá đông đảo. Ứng dụng này đã từng có thời điểm vượt mặt Google Chrome tại một số thị trường như Ấn Độ, Việt Nam… 

Xem thêm: Cách kiểm tra xem mình có được đóng BHYT chưa - Bảo hiểm y tế (BHYT) là một loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp "né" khoản này làm người lao động mất quyền lợi. Làm thế nào để biết công ty có đóng BHYT cho bạn hay không?


Theo Android Police, hiện ứng dụng UC Browser đã bị tạm thời gỡ bỏ khỏi Google Play. Không có bất cứ lý do nào được đưa ra nhưng theo một số thông tin từ diễn đàn Reddit, UC Browser bị nghi ngờ có chứa phần mềm quảng cáo độc hại, hiển thị các nội dung sai sự thật và chuyển hướng người dùng đến các trang web nguy hiểm.

Các nhà nghiên cứu tại Citizen Lab (Canada) cũng cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân khi sử dụng UC Browser. Cụ thể, ứng dụng sẽ thường xuyên theo dõi các truy vấn tìm kiếm của người dùng, đồng thời thu thập dữ liệu bao gồm IMEI, Android ID và địa chỉ MAC của WiFi và dữ liệu vị trí.


Đây không phải là lần đầu tiên ứng dụng UC Browser bị nghi ngờ có liên quan đến việc đánh cắp dữ liệu, trước đó các cơ quan chức năng cũng cảnh báo công ty này về việc chuyển dữ liệu của người dùng về máy chủ tại Trung Quốc. Tương tự, phiên bản UC Browser Mini cũng bị phản ảnh chạy chậm, hiển thị quảng cáo liên tục…

Nếu lo ngại các thông tin cá nhân, dữ liệu quan trọng bị đánh cắp, người dùng có thể cài đặt Chrome, Firefox hoặc Opera Mini để thay thế. Bên cạnh đó, bạn cũng nên gỡ bỏ bớt các ứng dụng Trung Quốc bị nghi ngờ lén ăn cắp dữ liệu như Pitu, Meitu…


Các chuyên gia an ninh mạng tại Bkav cũng cho biết thêm ứng dụng Pitu liên tục kết nối và gửi dữ liệu đến các địa chỉ IP tại Trung Quốc như http://log.tbs.qq.com/ và https://qpiksvr.xiangji.qq.com/. Ngoài ra, Pitu còn tự động tải về một tập tin cài đặt, rất có thể sẽ được sử dụng vào việc tải và chạy các ứng dụng độc hại trên smartphone của người dùng.


Chuyên gia bảo mật Greg Linares cho biết với những thông tin thu thập được, tin tặc có thể sao chép thông tin thiết bị, đánh chặn cuộc gọi và tin nhắn SMS, chưa kể đến việc thông tin của bạn sẽ bị bán cho các tổ chức, công ty của bên thứ ba để dùng vào mục đích quảng cáo, giả mạo thông tin cá nhân…

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng  biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Bkav lại biểu diễn mở khóa Face ID iPhone X - Bkav vừa tổ chức buổi demo, công bố nguyên lý, cách thức tìm ra lỗ hổng của hệ thống nhận diện khuôn mặt - Face ID của iPhone X, đồng thời đưa ra khuyến cáo công nghệ Face ID không an toàn như Apple tuyên bố.

 

TIỂU MINH
 

Tag

pitu, uc browser, hiển thị quảng cáo độc hại, phần mềm độc hại, ăn cắp dữ liệu, trung quốc, alibaba, meitu

các tin khác

  • Bất ngờ vì giá iPhone X giảm đến chóng mặt
  • 6 mẹo giảm hao pin trên iOS 11 có thể bạn chưa biết
  • Cuộc thi lập trình hữu ích cho trẻ em
  • Cách hạ cấp iOS 11 về iOS 10.3.3 để tránh tốn pin
  • Xiaomi tung ra hai siêu phẩm cực hot
  • CNTTT: Cách xử lý những người xài chùa WiFi
  • Facebook bất ngờ không cho phép xóa status đã đăng
  • Nhiều phần mềm hợp pháp bị nhiễm mã độc
  • 5 cách khắc phục lỗi không thể truy cập WiFi

tin liên quan

  • Bkav trình diễn cách hack iPhone X
  • Facebook bổ sung tính năng đăng nhập nhiều tài khoản
  • Cách kiểm tra xem mình có được đóng BHYT chưa
  • Bkav gây tranh cãi vì hack thành công iPhone X
  • Mất tài khoản Apple ID vì một tin nhắn

tin đọc nhiều

  • iPhone X 64 GB giá chỉ còn 8,19 triệu đồng
  • Cách chuyển và nhận file từ điện thoại Android sang PC dễ dàng
  • 5 lý do khiến người dùng ưa chuộng iPhone hơn Android
  • Đánh giá nhanh mẫu điện thoại cao cấp Mi 11
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.