Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Triển khai áp dụng phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm

Thứ tư 23/04/2014 09:47
printer envelope zini zini zini zini
Ngày 22/4, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai việc áp dụng phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm cho các đơn vị y tế dự phòng của 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam .

Xét nghiệm chủng bệnh cúm tại Trung tâm y tế dự phòng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Phần mềm này được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) triển khai thí điểm tại bảy tỉnh bao gồm Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương, Đồng Tháp và Đắc Lắk từ tháng 7/2012.

Sau gần hai năm triển khai thí điểm, đến nay cả nước đã có 49 tỉnh, thành thực hiện báo cáo các bệnh truyền nhiễm qua phần mềm này.

Qua đánh giá sơ bộ, việc ứng dụng phần mềm có số liệu được lưu giữ tập trung, dễ quản lý, đảm bảo tính bảo mật và báo cáo một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Cục Y tế dự phòng đã ban hành quyết định triển khai việc áp dụng phần mềm này trong cả nước kể từ ngày 1/7/2014, như một kênh báo cáo chính thức.

Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm được xây dựng nhằm mục đích nhập, xử lý và báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm qua mạng Internet trong tất cả các đơn vị y tế dự phòng từ tuyến xã cho đến Cục Y tế dự phòng.

Phần mềm được thiết kế mở, dễ sử dụng và cho phép nâng cấp khi cần. Người sử dụng có thể truy cập phần mềm trên máy tính có kết nối Internet thông qua tài khoản và mã truy cập và có chức năng nhập liệu ngay cả khi đường truyền Intetnet không ổn định.

Theo phân quyền của các cấp, người dùng có thể tạo báo cáo, xem báo cáo, chỉnh sửa và lưu số liệu của tuyến dưới. Cục Y tế dự phòng là cấp cao nhất, thực hiện chức năng quản trị hệ thống.

Theo Cục Y tế dự phòng, trước đây các đơn vị y tế dự phòng thường báo cáo dịch bệnh tại địa phương bằng văn bản, email, fax hoặc điện thoại. Tuy nhiên, nhiều đơn vị báo cáo bằng điện thoại nên chỉ báo cáo những bệnh có tại địa phương.

Bên cạnh đó, thời gian báo cáo bằng giấy còn khá chậm, đặc biệt là báo cáo ca bệnh nhóm A, không đảm bảo tính kịp thời để phục vụ công tác phòng chống dịch.

Vì vậy, phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm được xây dựng đã phần nào đáp ứng các yêu cầu về tính liên tục và kịp thời trong công tác phòng chống dịch./.

Theo H.Chung (TTXVN/Vietnam+) 


 

các tin khác

  • Game online không được “đầu rơi, máu chảy”
  • Vì sao Samsung "nhồi" quá nhiều ứng dụng phù phiếm vào smartphone?
  • Microsoft dừng hỗ trợ Windows XP: ATM vẫn hoạt động ổn định
  • Sony Xperia Z2 chính hãng có giá khoảng 17 triệu đồng
  • Mang tính năng cao cấp của Galaxy S5 lên smartphone chạy Android thông thường
  • Cách cài đặt iOS 7.1.1 cho iPhone, iPad và iPod Touch
  • iPhone 5S chững giá, bán chậm ở Việt Nam
  • Samsung Galaxy S5 vừa ra đã giảm giá “sốc”
  • iPhone 5C bản 5GB giá rẻ xuất hiện tại Sài Gòn

tin đọc nhiều

  • 3 mẫu điện thoại 5G có giá rẻ nhất hiện nay
  • Google cung cấp khóa học điện toán đám mây miễn phí tại VN
  • Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021 có tiền thưởng đến 12 tỉ
  • Cách mua bảo hiểm xe máy qua mạng
  • 5 lý do vì sao Android 'ăn đứt' iPhone
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.