Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Tivi công nghệ cao ‘chết’ vì không khả dụng

Chủ nhật 05/03/2017 04:15
printer envelope zini zini zini zini
(PL)- Những chiếc tivi thế hệ mới được quảng cáo về hàng loạt trải nghiệm mới thú vị, tuy nhiên không phải thiết bị nào cũng phù hợp với người dùng.

Chắc mọi người vẫn nhớ những lời nổ vang như rượu champagne lễ cưới của các nhà sản xuất khi công bố những công nghệ mới như tivi (TV) 3D, TV cong. Cứ theo lời họ thì các thể loại TV truyền thống sắp chết tới nơi và sẽ bị thay thế bởi những công nghệ mới này. Có một bài học kinh nghiệm mà rút hoài vẫn không dứt là cần tỉnh táo, chớ nên mê muội nghe những lời quảng cáo có cánh của nhà sản xuất.

Cái “chết” của chiếc TV năm tuổi

Đầu tiên phải kể đến những chiếc TV 3D từng làm mưa làm gió trên thị trường nhưng giờ đã im hơi lặng tiếng. Phim 3D có từ lâu nhưng chiếc TV 3D được thương mại hóa như vừa qua chỉ có trên thị trường vào năm 2010, đầu tiên từ hãng Toshiba, chỉ ít lâu sau khi Hollywood tung ra bộ phim 3D bom tấn đầu tiên Avatar.

TV 3D chỉ lạ phút ban đầu nhưng sau đó nhanh chóng trở nên bất tiện khi thiếu nội dung, khi xem mỗi người phải mang kính 3D và cái chính là xem không có lợi cho mắt, đặc biệt là những người mắt có vấn đề trục trặc. Hơn nữa, để có thể xem phim 3D có chút cảm giác 3D, người ta cần TV có màn hình từ 55 inch trở lên và giá chẳng dành cho nhiều người.

Để rồi hồi tháng 3-2016, trang tin công nghệ CNET cho đăng tấm ảnh bia mộ TV 3D với dòng chữ “Được thích bởi một ít người, bị thù ghét bởi hầu hết người”. Tuổi thọ của nó được ghi là 2010-2015.


Dường như công nghệ 3D hay công nghệ màn hình cong chỉ phù hợp ở rạp hát hơn ở nhà. Ảnh: INTERNET

Sau TV 3D, một số hãng tung ra loại TV có màn hình cong. Khác với TV 3D phụ thuộc vào nội dung, công nghệ hiển thị và những phụ kiện, TV cong chỉ cần có cái màn hình cong. Đặc điểm chính của TV cong là giúp người xem có cảm giác như đang hòa vào (immersion experience) những gì đang chiếu và tương tự trải nghiệm đang ở trong một rạp chiếu phim đại vĩ tuyến.

TV màn hình cong thương mại đầu tiên ra mắt vào đầu năm 2013 tại triển lãm CES ở Mỹ từ cả hai nhà sản xuất TV Hàn Quốc Samsung và LG. Từ năm 2014, loại TV này bắt đầu rộ lên trên thị trường.

Quá rườm rà và phức tạp

Cách đây ít tháng tôi cũng tậu một chiếc TV 48 inch màn hình cong về trải nghiệm. Phải công nhận là những tính năng mà các nhà sản xuất nói về TV cong cũng có những cái đúng. Cảm giác lạ, tầm nhìn rộng hơn, hình ảnh sắc nét hơn, thật hơn.

Nhưng TV cong có những nhược điểm mà TV phẳng không có. Khi nằm xem TV cong, nghĩa là tầm mắt ở bên dưới nhìn lên, bạn sẽ thấy khung hình cong kỳ dị và khó chịu. Góc nhìn rộng thật nhưng nếu ngồi lệch khoảng 30 độ, bạn sẽ thấy hình ảnh trên TV mất tự nhiên. Màn hình cong phản chiếu ánh sáng xung quanh nhiều hơn và khó chịu hơn.  TV cong có thể từ một con thiên nga trên kệ biến thành một con quạ khó coi nếu gắn lên tường. Do TV là để xem trong môi trường rộng. Vì thế muốn TV màn hình cong có thể phát huy được tối đa những ưu điểm và tính năng của nó, bạn cần phải sắm một chiếc TV cong có màn hình từ 65 inch trở lên.

Từ sau triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2017, ngày càng có nhiều dự báo về một cái chết đã được báo trước của TV màn hình cong vì bên cạnh những ưu điểm, nó cũng lộ rõ những gót chân Achilles. Trang công nghệ CNET (23-2-2017) chạy tít rằng “TV cong chưa chết là nhờ Samsung”. Hiện nay có lẽ chỉ còn Samsung vẫn “máu” với TV cong. Trang CNET trích lời giải thích của Tim Alessi, Giám đốc phát triển sản phẩm mới của LG, nói tại CES 2017: “Trong khi những chiếc TV OLED đầu tiên (của LG) là màn hình cong, những phiên bản màn hình phẳng đã trở nên được ưa chuộng hơn, đặc biệt là với những videophile (người mê phim). Vì sự hấp dẫn của màn hình cong đơn thuần mang tính thẩm mỹ chứ không cải thiện chất lượng hình ảnh, chúng tôi chọn tập trung vào màn hình phẳng cho TV OLED của mình”.

Nhiều sản phẩm đại hạ giá

Khi mới ra đời, TV cong có giá cực đắt so với TV phẳng. Hồi mới có mặt trên thị trường Việt Nam vào tháng 4-2014, một chiếc TV UHD cong 55 inch của Samsung giá 79,9 triệu đồng, nay còn 24-55 triệu đồng (tùy model). Sau này giá cả được các hãng điều chỉnh để không còn quá chênh lệch, dù hiện nay vẫn còn cách biệt đáng cân nhắc. Chẳng hạn, Smart TV 43 inch UHD 4K của Samsung hiện bán ở Việt Nam khoảng 13 triệu đồng (màn hình phẳng) và 15,5 triệu đồng (màn hình cong).

PHẠM HỒNG PHƯỚC
 

Tag

TV 3D, TV cong, thế hệ, công nghệ mới, 4K, màn hỉnh lớn, không khả dụng, giá xuống nhanh

các tin khác

  • Hơn 1,5 tỉ tài khoản Yahoo bị rò rỉ
  • Tận dụng công nghệ để tăng trưởng kinh doanh
  • 25 phát minh của Microsoft có thể bạn chưa biết
  • Kaspersky Lab giữ vững ngôi đầu trên BXH TOP3
  • Mã độc Windows bất ngờ xuất hiện trên Google Play
  • Nokia, MobiFone hợp tác triển khai mạng đường trục 100G
  • Cách phân biệt mainboard H81M P33 giả và thật
  • Danh sách các tính năng mới trên iOS 11?
  • Viettel đứng thứ 2 tại ASEAN về giá trị thương hiệu

tin liên quan

  • Audio Movie - 'Xem phim bằng tai' có gì thú vị?
  • Mẹo biến tivi thường thành tivi thông minh
  • Vung tiền tậu công nghệ mới
  • Cuộc chiến màn hình cong
  • Tivi 3D mất dần do bị rào cản công nghệ

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.