Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Thu phí tải nhạc- Nhà cung cấp đã sẵn sàng?

Thứ năm 01/11/2012 14:33
printer envelope zini zini zini zini
Ngày 1/11, các trang web nghe nhạc trực tuyến lớn tại Việt Nam chính thức thu phí tải nhạc. Tuy nhiên, người dùng vẫn còn rất mù mờ về hình thức trả phí, còn nhiều nhà cung cấp vẫn chưa thực sự sẵn sàng.

Ý tưởng về việc thu phí tải nhạc trực tuyến được đưa ra vào tháng 8 vừa qua, sau buổi tọa đàm, chủ đề: "Nhạc số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp". Tại buổi tọa đàm, đại diện của 18 trang web nghe nhạc trực tuyến lớn cùng Hiệp hội Ghi âm công nghiệp Việt Nam (RIAV) đã đồng ý ký thỏa thuận thu phí tải nhạc trực tuyến, với mức phí 1.000 đồng và áp dụng từ ngày hôm nay 1/11.

Cũng trong buổi tọa đàm này, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) công bố công ty MV Corp là đối tác duy nhất đại diện cho hiệp hội trong việc quản lý tác quyền trên Internet và điện thoại di động.

Sau gần 3 tháng, chính sách thu phí tải nhạc trực tuyến chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay, tuy nhiên người dùng vẫn còn mù mờ về hình thức thu phí, trong khi đó bản thân các nhà cung cấp nhạc trực tuyến dường như cũng chưa sẵn sàng với việc thu phí này.

Người dùng sẽ dần quen với việc sử dụng các sản phẩm số có bản quyền qua việc thu phí
Chưa thu phí toàn bộ

Theo thông tin từ RIAV và MV Corp thì thời điểm 1/11 được xem như là thời điểm thử nghiệm cho việc thu phí tải nhạc trực tuyến, do vậy giai đoạn thử nghiệm này chỉ áp dụng cho 100 album khác nhau, đã được chính RIAV và MV Corp chọn lọc để thử nghiệm.

Bên cạnh đó, mặc dù có 18 trang web lớn ký kết thỏa thuận thu phí tải nhạc từ ngày 1/11, tuy nhiên đến thời điểm này mới chỉ có 7 trang web nghe nhạc trực tuyến, bao gồm nhaccuatui.com, mp3.zing.vn, nhạc.vui.vn, keeng.vn, music.vnn.vn, go.vn, yeucahat.com sẽ chính thức áp dụng hình thức thu phí, còn 11 trang web khác vẫn chưa sẵn sàng tuy nhiên sẽ khóa chức năng tải nhạc cho đến khi tiến hành thu phí.

Điều này cho thấy ngay bản thân những người đưa ra thỏa thuận thu phí tải nhạc trực tuyến cũng chưa sẵn sàng với hoạt động thu phí từ chính các dịch vụ của mình cung cấp, bởi lẽ 1/11 chính là mốc mà những đại diện các trang web nghe nhạc trực tuyến lớn cùng với RIAV đưa ra, và khoảng thời gian hơn 2 tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuận đến khi có hiệu lực là khá dài, đủ để các bên sẵn sàng với kế hoạch do chính mình đề ra.

Người dùng mù mờ với hình thức thu phí

Thông tin về việc thu phí tải nhạc trực tuyến đã khiến cộng đồng mạng trong nước xôn xao từ lâu, tuy nhiên đến tận ngày thỏa thuận có hiệu lực thì không ít người dùng vẫn còn mù mờ về hình thức thu phí tải nhạc này.
Theo đại diện của RIAV và MV Corp thì hình thức thu phí sẽ được mỗi trang web nghe nhạc trực tuyến áp dụng theo những cách riêng của mình hoặc có thể áp dụng bằng cách nạp thẻ cào hoặc gửi tin nhắn SMS, sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến hay Zing xu, Vcoin…
 
Trên thực tế tới thời điểm này, tại một số website "bán nhạc" như nhacvui.vn, music.vnn.vn, người dùng chỉ có thể thanh toán qua các cổng thanh toán điện tử, thẻ ATM –Internet Banking... chứ chưa có các hình thức SMS hoặc tương tự. Việc chuyển tiền qua các cổng thanh toán điện tử không phải ai cũng thành thạo.

Việc áp dụng nhiều hình thức thu phí có thể tạo cho người dùng thuận lợi trong việc thanh toán phí tải nhạc, tuy nhiên vô hình chung cũng khiến người dùng bất tiện hơn trong việc thanh toán.

Chẳng hạn khi tải một bài hát từ trang web nghe nhạc trực tuyến này lại sử dụng một hình thức thanh toán khác với trang web nghe nhạc khác, điều này khiến người dùng phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau mà không thể sử dụng một biện pháp thống nhất cho mọi trang web.

Bên cạnh đó, với những người tải đồng loạt nhiều bài hát, mỗi bài lại phải tiến hành các bước để trả phí sẽ khiến không ít người cảm thấy phiền toái và mất công. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện của MV Corp cho biết các bên đang đàm phán để đi đến thống nhất một phương án thu phí theo hàng tháng, hoặc có thể là hàng quý.

Một vấn đề khác được nhiều người quan tâm hiện nay đó là cách thức chia sẻ doanh thu từ việc thu phí tải nhạc trực tuyến. Theo đại diện của RIAV cho MV Corp cho biết thì đơn vị phân phối và các trang web cung cấp nội dung đến người dùng sẽ được hưởng 45%, còn 55% sẽ thuộc về đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Hiện tại, phần lớn người dùng tại Việt Nam chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm có bản quyền cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề bản quyền. Với việc thu phí tải nhạc trực tuyến, với mức thu phí không quá lớn (chỉ 1.000 đồng/bài hát), sẽ phần nào tạo được thói quen sử dụng sản phẩm có bản quyền, là điều tất yếu cần phải có khi mà Việt Nam đang ngày càng hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới.
Theo T.Thủy (Dân trí)


 

các tin khác

  • Giá trị của Motorola trên iPhone không quá 1 USD
  • Giá cổ phiếu Apple giảm sâu do nội bộ xáo trộn
  • CEO Apple giải thích sự ra đi của quan chức cấp cao
  • Bkav: Nhà mạng thu gần 3 tỷ đồng mỗi ngày từ tin nhắn rác
  • Gmail là dịch vụ email được dùng nhiều nhất toàn cầu
  • Biến ảnh profile của bạn bè làm biểu tượng chat Facebook
  • Mẹo tăng thời gian sử dụng pin cho smartphone
  • 10 phần mềm chỉnh sửa video cho Android, iPhone và iPad
  • Trình duyệt Chrome bất ngờ sụt giảm, IE thăng hoa

tin đọc nhiều

  • 5 cách tăng tốc tivi thông minh ngay tại nhà
  • Lộ diện phần mềm độc hại chuyên đánh cắp dữ liệu nhạy cảm
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.